Hôm nay,  

Tưởng Niệm Cụ Phan Khôi

15/01/201800:00:00(Xem: 3704)
Xuân Niệm

Không chỉ là một người mở đầu dòng Thơ Mới, không chỉ là một nhà báo tài năng trực diện với áp lực thực dân Pháp, cụ Phan Khôi còn là một trong những người gánh vác phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, rồi Nhân Văn Giai Phẩm, và rồi trở thành một lãnh tụ Việt Nam Quốc dân đảng.

Trong tuần lễ này, là ngày giỗ cụ Phan Khôi (1887-1959). Cụ sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887 tại làng Bảo An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, là con của Phó bảng Phan Trân (tri phủ Điện Khánh) và bà Hoàng Thị Lệ (con gái Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu). Cụ từ trần ngày 16 tháng 1/1959.

Ông có quan hệ họ hàng với nhà cách mạng Phan Thanh và Phan Bôi tức Huỳnh Hữu Nam. Ông học giỏi Nho văn và đỗ tú tài năm 19 tuổi. Sau đó ông gặp cụ Phan Bội Châu, cụ Phan Châu Trinh và bị ảnh hưởng bởi tư tưởng của hai cụ.

Phan Khôi là một nhà báo tài năng, một người tích cực áp dụng tư tưởng duy lý phương Tây, phê phán một cách hài hước thói hư tật xấu của quan lại phong kiến và thực dân Pháp. Ông cũng là một trong số ít nhà báo tiếp thu nhiều tư tưởng mới, đa văn hóa từ Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp... Ông còn nổi tiếng vì sự trực ngôn, trước 1945 được mang danh là Ngự sử văn đàn. Ông phê phán chính sách cai trị của người Pháp một cách sát sườn, đối thoại với các học giả từ Bắc đến Nam không e dè kiêng nể. Những năm 1956 - 1958 cũng vì cung cách nói thẳng ấy ông đã buộc phải dừng sáng tác. Ông qua đời vào năm 1959.

Năm 1907, ông ra Hà Nội, tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục và làm việc cho tạp chí Đăng Cổ Tùng Báo. Khi tờ tạp chí bị cấm ông về Nam Định rồi về Hải Phòng ẩn náu. Ít lâu sau ông lén về Quảng Nam hoạt động trong phong trào Văn Thân cùng với cụ Huỳnh Thúc Kháng. Trong một cuộc biểu tình đòi giảm thuế, tức vụ Trung Kỳ dân biến, ông bị bắt và giam tại nhà tù Quảng Nam đến năm 1914 thì được ân xá.

Ra khỏi tù, ông lại về Hà Nội viết cho báo Nam Phong. Vì bất bình với Phạm Quỳnh, ông bỏ Hà Nội vào Sài Gòn viết cho báo Lục Tỉnh Tân Văn. Năm 1920, ông lại trở ra Hà Nội viết cho báo Thực Nghiệp Dân Báo và báo Hữu Thanh. Năm 1928, Thực Nghiệp Dân Báo và Hữu Thanh bị đóng cửa, ông lại trở vào nam viết cho báo Thần Chung và Phụ nữ tân văn. Năm 1931, Phan Khôi trở ra Hà Nội viết cho tờ Phụ nữ thời đàm.


Năm 1936, ông vào Huế viết cho tờ Tràng An và xin được phép xuất bản báo Sông Hương. Năm 1939, Sông Hương đóng cửa, Phan Khôi lại trở vào Sài Gòn dạy học chữ Nho và viết tiểu thuyết.

Sau năm 1945, tức sau Cách mạng tháng Tám, ông  tham gia kháng chiến bên cạnh ông Hồ Chí Minh với cương vị một nhà văn hóa, sau lại lãnh chức vụ chủ nhiệm Chi bộ Quảng Ngãi của Việt Nam Quốc dân đảng.

Ông ở Việt Bắc suốt 9 năm nhưng vì bị bệnh nên phải vào bệnh viện một thời gian.

Cuối năm 1954 hòa bình lập lại, Phan Khôi về Hà Nội cùng với các văn nghệ sĩ khác. Trong thời gian 1956-1957, là một trong những người thành lập tờ Nhân Văn và có các bài phê phán giới lãnh đạo văn nghệ lúc bấy giờ, ông bị buộc phải ngừng sáng tác, được ít lâu thì ông qua đời năm 1959 tại Hà Nội.

Cụ Phan Khôi có bài thơ nhan đề “Hớt Tóc” làm năm 1952, mang đầy ưu tư vì trong khi tham gia kháng chiến chống Pháp bên cạnh ông Hồ, trong lòng cụ Phan thấy rõ không thích hợp với kiểu của chủ nghĩa Mác-Lê.

Bài thơ như sau:

Hớt Tóc

Tuổi già thêm bệnh hoạn

Kháng chiến thấy thừa ta

Mối sầu như tóc bạc

Cứ cắt lại dài ra. (1952)

Trong khi đó, một số nhà phê bình nói rằng bài thơ mở đầu dòng Thơ Mới là do cụ Phan Khôi làm năm 1933 trên báo Phong Hóa, nhan đề  “Tình Già”... Trong thời của thơ vần điệu, bài này tung ra như một bước nhảy phi thường. Bài thơ như sau.

Tình Già

Hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa.

Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ,

Hai cái đầu xanh kề nhau than thở:

- Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng,

Mà lấy nhau hẳn là không đặng,

Để đến nỗi, tình trước phụ sau,

Chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau.

- Hay! mới bạc làm sao chớ?

Buông nhau làm sao cho nỡ!

Thương được chừng nào hay chừng nấy,

Chẳng qua ông Trời bắt đôi ta phải vậy!

Ta là nhân ngãi, đâu phải vợ chồng.

Mà tính việc thủy chung?

Hai mươi bốn năm sau. Tình cờ đất khách gặp nhau.

Đôi cái đầu đều bạc.

Nếu chẳng quen lung đố nhìn ra được.

Ôn chuyện cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi,

Con mắt còn có đuôi.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Có bao nhiêu người tin vào các con số thông kê của Việt Nam? Thí dụ, những con số tử trận, bị thương thời chiến? Thí dụ, những con số khai báo tài sản của quan chức? Hình như không bao nhiêu người tin... Nhưng các con số vẫn ra đều hàng năm.
Thoạt nghe chuyện hàng giả của người đẹp, hàng giả của Hoa Hậu... chúng ta có thể ngờ vực tới chuyện giải phẫu thẩm mỹ. Nhưng không phaỉ thế, đây chỉ là hàng giả mỹ phẩm. Báo Sao Star kể về “Lô hàng nghi giả của người đẹp tham dự Hoa hậu Quý bà: 100% sản phẩm không hóa đơn chứng từ”...
Bão lớn lại vào... Miền Trung thê thảm. Chết người, nhà hư, cầu sập, xả lũ, và Sài Gòn lại lo bão sẽ quét về phía nam, nghĩa là văng miểng...
Báo Thanh Niên kể: Từ 1.1.2018 sẽ bắt đầu áp dụng lộ trình thay đổi cách tính tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu theo luật Bảo hiểm xã hội 2014. Cách tính này sẽ khiến hàng triệu lao động nữ bị giảm lương hưu.
Vậy là Đại sứ sẽ về làm trong ngành giáo dục. Có vẻ như định mệnh đã sắp xếp như thế… từ Đại sứ lên làm Phó Chủ Tịch một Đại Học tại VN, nơi hy vọng sẽ đào tạo các lãnh đạo có tâm huyết với dân chủ và tự do…
Báo Dân Việt/VnExpress loan tin rằng theo Ông Nguyễn Đức Hà (thành viên tổ biên tập dự thảo Nghị quyết, Ban Tổ chức Trung ương) cho hay, Nghị quyết đề ra bốn nhóm mục tiêu cụ thể đến năm 2021, bao gồm việc giảm tối thiểu 10% biên chế so với năm 2015.
Nơi đây, chúng ta suy nghĩ về những ngày cuối tháng 10.... Mỗi năm, ngày 30 tháng 10 được thế giới ghi nhận là: Ngày tưởng niệm các nạn nhân của đàn áp chính trị. Quốc gia nào có nhiều đàn áp chính trị nhất? Khỏi cần suy nghĩ nhiều, ai cũng biết rằng Việt Nam nằm trong nhóm vài quốc gia cùng hung cực ác trên giang hồ...
Cuộc đời ông Nguyễn Trung Trực là một hình ảnh lịch sử tuyệt vời trong lịch sử Việt Nam: xuất thân từ áo vải nông dân, đứng lên dấy binh chống Pháp, và hy sinh. Trong tuần này, là ngày Nguyễn Trung Trực bị quân Pháp xử tử. Đó là ngày 27 tháng 10, năm 1868.
Cậu chuyện Lụa Tàu mang nhãn hiệu Lụa Ta vẫn còn nhức nhối... Nhưng không mấy ai ngạc nhiên, vì kiểu kinh doanh như thế hiểu ngầm là thường. Vì văn bằng Tiến sĩ còn giả mạo, huống gì mấy khoanh vải lụa...
Vậy là hàng Thái Lan vào tràn ngập, chiếm thi5ị trường Việt Nam. Không phải từ bây giờ, người Thái đã suy tính từ lâu rồi... Nhìn đi nhìn lại, hàng Tàu cũng có thua gì, cũng đang tràn ngập VN vậy...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.