Hôm nay,  

Linh Khí Từ Tượng Gỗ

6/15/200500:00:00(View: 5774)
Bạn,
Theo báo quốc nội, tại huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, có làng Dư Dụ nổi tiếng về nghề đúc tượng Phật bằng gỗ. Làng nghề này có lịch sử mấy trăm năm, tưởng đã mai một vì đời sống của dân làng phải đối mặt với bao khó khăn, nhưng thời gian gần đây lại thịnh hành, biến vùng quê nghèo trở thành một địa điểm hấp dẫn những ai muốn tìm hiểu nguồn cơn linh khí cõi Phật. Qua từng bức tượng, cánh tay người thợ uốn lượn trên gỗ như đang thổi hồn thiêng sông núi vào từng thớ gỗ. Báo QĐNN ghi nhận về làng nghề này như sau.
Làng nghề Dư Dụ có đến 80% lao động làm nghề điêu khắc truyền thống. Không dầm mưa dãi nắng, không phải trông trời trông đất mỗi khi bắt đầu một sản phẩm mới. Bốn mùa, người thợ Dư Dụ thoăn thoắt tay đục, tạo ra những sản phẩm trưng bày trong không gian nội thất. Nghề đục tượng có tự bao đời nhưng đã một thời sống lay sống lắt" Bây giờ người dân có thú trưng bày những biểu tượng của sự yên vui, may mắn như: tượng Phúc Lộc Thọ, Phật Di Lặc... Thợ Dự Dụ khéo tay, đầu thừa đuôi thẹo của gỗ cũng có thể chế tác thành những pho tượng nhỏ nhắn xinh xinh. Nào là những đường lượn cho cái bụng ấm no của ông Di Lặc, vừa căng tròn lại thêm cái miệng cười tươi rất yêu đời, là gương mặt hiền từ và cái tai trường thọ của đức Thích Ca Mâu Ni... Trên từng thớ gỗ, người thợ bố trí sao cho những đường vân của khối gỗ được rơi vào đúng những điểm đặc biệt để nhấn mạnh ý nghĩa, vừa tạo sự phù hợp và mang nét độc đáo... Được như vậy là do kỹ năng nghề đã thật nhuần nhuyễn qua đôi bàn tay khéo léo vẽ đến, thợ làng chỉ nhìn qua để nắm lấy cái hồn là tạc y đúc bởi cái căn cơ của nghề đã thấm vào từng nhát gõ. Sản phẩm được người thợ điêu khắc chú ý thổi hồn vào từng dáng đứng dáng ngồi mà đặc biệt là các họa tiết trên khuôn mặt. Đến nỗi, khách hàng của làng nghề ở Đài Loan, Mỹ, Đông Nam Á cứ đến đặt hàng tới tấp.

Hiện nay, tình trạng khan hiếm gỗ vào đúng lúc nghề đục tượng khởi sắc trở lại thực sự là một khó khăn lớn của làng nghề này. Nhiều xưởng thợ phải làm cầm chừng, chứ cứ theo đơn đặt hàng thì làm hết nguyên liệu, cả xưởng lại ăn không ngồi rồi đợi gỗ thì cũng mệt. Ngày trước, có ngôi chùa nào đó đặt làm một pho tượng lớn là khấp khởi mừng, bây giờ thì lo tái mặt chỉ vì không có gỗ lớn đáp ứng yêu cầu.
Bạn,
Cũng theo báo quốc nội, người làng Dự Dụ phần lớn tuy không am hiểu đạo Phật nhưng từ trẻ đến già, hỏi về Đức ông độ dương cứu thế, Đức thánh hiền độ âm cứu rỗi, Phật Di Lặc ám mục truyền thanh tứ đại hải... thì ai cũng có thể chỉ chính xác tượng đó có đặc điểm gì. Thợ Dư Dụ từ khi vung nhát đục đầu tiên phá thô bức tượng đã chú ý giữ gìn tư thế động tác để không làm điều gì "phản cảm". Chủ một xưởng thợ nói: "Khi bắt đầu với một bức tượng, chúng tôi luôn coi đây là hình hài thần linh, làm để mọi người tôn kính và thờ phụng."

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Có phải ngoại ngữ là khó nhất trong các môn học? Có lẽ như thế. Nhưng đối với nhiều người, Toán hay Lý Hóa mới khó nhất, hay Sử hay Địa mới khó nhất… Vấn đề là cần môi trường thuận tiện. Thí dụ, nếu truyền hình CNN kênh tiếng Anh hằng ngày phát hình tại Việt Nam, có lẽ nhiều học sinh sẽ giỏi tiếng Anh hơn từ ngày thơ ấu. Không có môi trường thuận lợi để học ngoại ngữ, sẽ học gian nan hơn.
Môi trường là chuyện nhức nhối tại Việt Nam.
Vậy là kiều hối chảy vào nước ào ạt… bất kể qua kênh chính thức hay bán chính thức, hay không chính thức. Kiểm toán cho đúng cũng khó, chỉ có cách suy đoán rằng phước đức của chế độ vẫn còn vững vàng, ít nhất là về mặt thu hút kiều hối. Chỉ có cách suy nghĩ kiểu tâm linh mới giải thích được, có lẽ.
Vậy là trật đường rầy, câu chuyện tưởng như chỉ có trong truyện thần thoại của thế kỷ 19 hay thế kỷ 20. Đúng là trật đường rầy xe lửa.
Có phải đào tạo 9.000 Tiến Sĩ sắp tới chỉ là một cách để các quan chức củng cố cho chế độ vững vàng thêm vài thập niên? Có phải tất cả con cháu của mấy trăm ủy viên Bộ Chính Trị sẽ được cầm tiền chính phủ để đi học Tiến sĩ, Thạc sĩ theo đề án mới, và rồi một số sẽ kết hôn với Việt kiều để ở lại nằm vùng, phần còn lại sẽ về VN thay ba mẹ để cai trị VN thêm vài thập niên nữa?
Đàn ông có giá bao nhiêu? Bạn thử suy đoán xem? Một ngàn đô la hay một triệu đôla? Tất nhiên là tùy… vì không phải ai cũng có giá như ai. Vì như cuộc đời của Albert Einstein vĩ đại hơn biết bao nhiêu người đời thương như mình.
Sinh viên là người đi học bậc cao đẳng hay bậc đại học… Trong lịch sử nhân loại, sinh viên thường là thế hệ đi đầu của những cuộc cách mạng. Gần như bất cứ biến động nào trong lịch sử cũng nhìn thấy bóng dáng của sinh viên.
Vậy là lại ngộ độc. Cũng ở trường mầm non. Có vẻ như các trường mầm non không bận tâm về chuyện nhà bếp? Hay phải chăng, có gì mờ ám trong việc đi chợ cho trường mầm non?
Nhạc bolero có phải là bước thụt lùi? Hỏi như thế, có công bằng không, trong khi các loại nhạc thường gọi là “nhạc sang” chủ yếu là nhạc cũ từ hơn nửa thế kỷ qua? Tính vê thời gian, nhạc nào thụt lùi hơn? Nhưng dân Miền Nam ưa nhạc bolero chủ yếu là cảm xúc hoài niệm vê cái gì rất mực VNCH... Và chẳng nguy hiểm gì cả.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.