Hôm nay,  

Ngày Sinh Viên Quốc Tế

19/11/201700:00:00(Xem: 4265)
Xuân Niệm

 
Sinh viên là người đi học bậc cao đẳng hay bậc đại học… Trong lịch sử nhân loại, sinh viên thường là thế hệ đi đầu của những cuộc  cách mạng. Gần như bất cứ biến động nào trong lịch sử cũng nhìn thấy bóng dáng của sinh viên.

Thời xưa, Trần Quốc Toản cũng gọi được là sinh viên. Chính chàng trai họ Trần đã bóp nát trái cam khi bị chận, không cho vào dự họp với các bô lão để bàn kế chống giặc, cứu nguy đất nước.

Thế nhưng, có một ngày rất đặc biệt để vinh danh giới trẻ đầy xông xáo này.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia cho biết có một ngày thường niên gọi là: Ngày Sinh viên Quốc tế được tổ chức hàng năm vào ngày 17 tháng 11.

Năm 1941, ngày này đã được công bố bởi một "Hội đồng sinh viên quốc tế" (International Students' Council) họp tại London và gợi nhớ đến các cuộc biểu tình sinh viên ở Prague chống lại sự chiếm đóng của Đức Quốc xã tại Tiệp Khắc vào năm 1939, trong chiến tranh thế giới 2. Các cuộc biểu tình đó đã bị đàn áp dã man: Ngày 17 tháng 11 năm 1939, 9 nhà hoạt động bị xử tử mà không qua xét xử, hơn 1.200 sinh viên đã bị đưa đến các trại tập trung.

Truyền thống kỷ niệm này đã được duy trì bởi sự kế thừa với Liên đoàn Sinh viên Quốc tế, mà cùng với Liên hiệp Sinh viên Quốc gia ở châu Âu (National Unions of Students in Europe) và các nhóm khác đã vận động để ngày này trở thành ngày kỷ niệm chính thức của Liên Hiệp Quốc.


Ngày 17 tháng 11 năm 1989, lãnh đạo các nhóm sinh viên độc lập tại Prague cùng với Liên minh Xã hội chủ nghĩa của Thanh niên (SSM / SZM, nguyên là do nhà nước Tiệp Khắc tạo ra) đã tổ chức một cuộc biểu tình đại chúng để kỷ niệm 50 năm 'Ngày sinh viên quốc tế'. Sự kiện 50 năm Ngày sinh viên quốc tế đã cho sinh viên một cơ hội để bày tỏ sự không hài lòng của họ với các chính sách của Đảng cộng sản Tiệp Khắc. Khoảng 15.000 người đã tham gia cuộc biểu tình này. Cuộc biểu tình hòa bình đã biến thành bạo lực, khi màn đêm buông xuống, với nhiều người tham gia bị đánh đập dã man bởi cảnh sát chống bạo động, mũ nồi đỏ, và các thành viên khác của các cơ quan thực thi pháp luật. Sau đó, các tin đồn về một học sinh đã chết do sự tàn bạo của cảnh sát dẫn đến quyết định đình công và mở rộng biểu tình của sinh viên và diễn viên sân khấu ngay trong đêm đó và đã giúp châm ngòi cho cuộc Cách mạng Nhung tại Tiệp Khắc, lật đổ chế độ Cộng sản.

Kể từ năm 2000, ngày này được gọi là "Ngày đấu tranh cho Tự do và Dân chủ" và là ngày nghỉ chính thức tại Cộng hòa Séc và Slovakia.

Có lẽ cũng nên nhắc rằng: bản quốc ca Việt Nam Cộng Hòa, khởi đầu với câu, “Này công dân ơi, quốc gia đến ngày giải phóng…” là do nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sáng tác. Ban đầu, ca khúc này có tên “Sinh viên hành khúc”…

Và dĩ nhiên, ban đầu là lời kêu gọi “Này sinh viên ơi…”

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tuần này sẽ có rằng tháng 7, Đại Lễ Vu Lan
Phần nhiều trong thế hệ chúng ta đều trải qua những gian nan phận đời
Chuyện lạ: Bán xe máy phải... xác nhận độc thân
Trung Quốc đã bất chấp luật pháp Quốc tế để đem tầu Hải Dương 8 vào thăm dò dầu khí bên trong vùng Đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam
Mưa lũ, bão táp gây nhiều thiệt hại… Bản tin VOH kể về trường hợp: Đánh chìm sà lan, xếp 10.000 bao tải cát cứu đê biển.
Bắt tại trận… đang nhận hối lộ… Nhưng đây là cấp huyện, chưa lên cấp cao.
Tiền từ Hoa Lục đổ vào Việt Nam ào ạt… đầu tư tăng vọt từ TQ chắc chắn là điều quan ngại cho tương lai.
Cũng trong tháng 8 là những ngày để dân tộc Nhật Bản tưởng niệm hai quả bom nguyên tử rơi vào hai thành phố Nhật
Giao thông thông minh… chuyện này khó hiểu. Có thể là điều hướng giao thông qua máy vi tính?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.