Hôm nay,  

Cắt Cỏ Đổi Lấy Miếng Ăn

5/14/200500:00:00(View: 6106)
Bạn,
Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, cách thị xã Phan Rang khoảng hơn 40km có ngôi chợ khá lạ, có thể nói là hiếm trong hàng ngàn ngôi chợ ở miền Trung bởi hàng bán ở chợ chỉ độc một món duy nhất: cỏ. Đặc biệt, người bán cỏ tại chợ này đều là nông dân. Họ đi cắt cỏ chở về chợ bán. Miếng ăn hằng ngày của các gia đình ở đây chính yếu từ cỏ. Báo Tuổi Trẻ viết về cuộc đời của những nông dân nghèo kiếm sống tại chợ cỏ này qua đoạn ký sự như sau.
Tại Ninh Thuận, không ai biết chính xác chợ cỏ Quảng Sơn có từ bao giờ, chỉ biết cách nay hơn mười năm, lúc ấy vùng đất này quá khô hạn, người dân có ruộng thì cũng không có nước để trồng lúa, đậu, ngô, khoai... Ai có trâu, bò kéo, bò sữa, gia súc thì tìm cỏ cũng khó khăn vì xung quanh cánh đồng nào cũng nứt nẻ do hạn hán. Cái khó ló cái khôn, có cầu ắt cần cung. Từ một hai người cắt cỏ bán lẻ tẻ ban đầu ở chợ xã, dần dần nhiều người thấy sống được nên làm theo. Nói là chợ chứ đó chỉ là một khu đất gần chợ xã Quảng Sơn, do việc các bao cỏ khá cồng kềnh nên những người mua bán cỏ dời dần về khu đất trống này. Chợ cỏ Quảng Sơn có từ đó. Chợ không phân khu, cũng chẳng có sạp, chỉ có thân cây me già che bóng mát một góc đường, vài cây cột gỗ cắm trên đất để chiếc xe đạp thồ có mấy bao cỏ tựa vào là thành một "sạp" hẳn hoi. Chợ họp lúc 4 giờ 30, lúc nào cũng có khách mua, đông nhất là lúc cộ (xe trâu, bò đi rừng) về, khoảng hơn 200 người, bình thường chợ khoảng 40-50 người. Một người thồ (chở) hai hoặc ba bao cỏ.

Khách mua cỏ chủ yếu là dân địa phương, còn "tiểu thương" ở chợ cỏ phần lớn là phụ nữ, vào, người ít nhất cũng ba năm trong nghề. Chuyện tìm cơm từ cỏ là điều không còn lạ hơn mười năm qua với hơn 40 gia đình ở chợ cỏ Quảng Sơn. Với những nông dân nghèo của các xóm cỏ (những gia đình cắt, bán cỏ), chợ cỏ cũng là nơi để họ ươm mầm chuyện học hành cho con cái. Vừa lau mồ hôi nhễ nhại do mới cắt cỏ về, giọng chị Nguyễn Thị Quy nói trong nụ cười buồn: "Khách mua đông thì không nói gì, ngày chợ ế không bán được bao nào. Cả ngày đói lả người do sáng thức từ 4g không kịp ăn phải đi cắt cỏ. Tôi đạp xe chở cỏ vào các thôn xóm bán, tính ra hơn 5 giờ chiều mới bán được mà thấp hơn giá bán ở chợ nữa, đôi lúc một bao 5 ngàn đồng cũng bán, nhà nào thương thì cho thêm. Mùa này đồng khô lúa chết lấy gì ăn, cắt cỏ mới có chút tiền để lo cho con. Nghèo thì càng cố để lo cho tụi nó được đi học mới thoát nghèo".
Bạn,
Cũng theo ghi nhận của báo TT, nắng hạn, chợ cỏ dường như tấp nập hơn, nhưng hình như trong mắt các nông dân vẫn đau đáu nỗi buồn. "Đời người ở chợ cỏ là thế, bán mặt cho đất bán lưng cho trời, đâu ai muốn làm cư dân chợ cỏ suốt đời. Chỉ mong còn cỏ, lo cho các con ăn học đến nơi đến chốn để sau này đỡ khổ như mình mà thôi", một phụ nữ nói với phóng viên mà như thì thầm với chính mình.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Lúc nào cũng có nan đề với bệnh viện… Sức khỏe người dân đầy những lo âu…
Cháy lớn ở Hóc Môn… may không ai tử vong…
Dân số ngày càng tăng… thành phố Sài Gòn ngày càng thiếu đất…
Thế là nổ cả trăm bình gas… Cả khu phố kinh hoàng…
Quốc lộ cũng sạt lở… Xuất hiện thêm vết nứt trên Quốc lộ 91…
Hành khách vắng dần trên các chuyến tàu xe lửa… thế là phải giảm giá vé để mời gọi người đi.
Văn bằng giả… Đào tạo kém chất lượng… Hễ có tiền là mua bằng dễ dàng… Đại học Việt Nam nhiều vấn đề nhức nhối…
Kinh tế Việt Nam sẽ hưởng lợi một phần nhờ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc…
Ngư dân và tàu cá mất tích trên biển… Ngậm ngùi, chẳng thấy tint ức gì.
Sụp hội trường Ủy ban Nhân dân Thị trấn… may quá, lúc sáng sớm, chưa ai tới làm việc,… ai xây mà dỏm vậy kìa, chắc có ai ăn chận xi măng …
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.