Hôm nay,  

Chùa Giữa Miệng Núi Lửa

4/5/200600:00:00(View: 6118)
Bạn,

Theo báo Sài Gòn Tiếp Thị, Người Lao Động, trong các hòn đảo vùng biển miền Trung, có đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi có địa hình đặc biệt. Đảo này có năm ngọn núi vươn lên giữa biển, khum khum như những cái bếp than đá khổng lồ đã tắt. Dân địa phương bảo trong số đó chỉ mới có bốn ngọn từng nổi trận lôi đình, để lại những cái miệng há rộng đầy nham thạch. Du khách mới đến lần đầu chắc sẽ có cảm giác rờn rợn vì đang đứng ngay trong miệng núi lửa. Những khối nham thạch lớn bị hất tung lên, bắn ra phía biển nay vẫn còn nằm chơ vơ. Lên cao hơn nữa là những ngôi chùa lẩn sâu vào trong các khe núi, cỏ cây lơ thơ.

Báo Người Lao Động cho biết hiện toàn đảo có 24 ngôi chùa, am miếu. Người dân Lý Sơn nâng niu gìn giữ thế giới tâm linh của mình rất kỹ. Đường lên chùa Hang, một danh thắng, được rải một lớp đá tròn nhỏ, chạy loanh quanh giữa cánh đồng bắp xanh rờn.

Chùa này nằm sâu trong lòng khối nham thạch khổng lồ hình dáng ở thế đang phun trào. Chùa rộng 480 mét vuông, chỉ cao có 3.2 mét. Tiền thân của chùa là một ngôi đền Chăm cổ. Những tượng Chăm đã bị người Pháp đưa đi từ đầu thế kỷ 20, và dân đảo thay thế bằng bàn thờ Phật và thờ các tiên hiền của 3 tộc lớn nhất đảo. Hàng ngày vào buổi chiều, tiếng cầu kinh của vợ các ngư dân có chồng đang rong ruổi trên biển cất lên, kéo dài cho đến tận hoàng hôn, buồn da diết. Trong chùa, thỉnh thoảng lại có một giọt nước mát trên vòm hang nhỏ xuống, rồi tan giữa câu kinh.

Cũng theo báo Người Lao Động, một ngôi chùa khác là chùa Đục, cũng là một kiến trúc độc đáo ngay trên mép một nhánh nham thạch đang trào ra phía biển xanh. Điểm lạ lùng ở Lý Sơn là chỉ những người đàn ông tộc Trần đi tu mới được quyền trụ trì ở những ngôi chùa trong miệng núi lửa này. Hầu hết du khách đến đây đều vãn cảnh chùa rất lâu, ngắm không biết chán phong cảnh hùng vĩ trên những triền núi và dưới biển xanh, nơi vẫn còn đầy những tảng nham thạch khổng lồ nổi trên mặt nước. Cách nơi này 300 mét cũng lại có một am thờ những âm hồn trên cạn. Tất cả đều náu mình dưới tán những cây cổ thụ trên hai trăm tuổi.

Bạn,

Báo Người Lao Động ghi nhận rằng tại đảo Lý Sơn còn những miếu đình như: dinh thờ Bà Thiên Y Ponaga, thờ cá Ông, đình làng... và đặc biệt là Âm Linh tự, nơi triều đình nhà Nguyễn tổ chức lễ tế sống những người lính được giao nhiệm vụ đi Hoàng Sa và Trường Sa cắm mốc giữ đất, thu hồi sản vật cho triều đình. Vào những ngày đầu xuân, người dân trên đảo vẫn giữ lệ cũ, tổ chức tế lễ, cầu siêu cho họ. Và giữa đại dương, cả hòn đảo lúc nào cũng mặn chát, một cộng đồng nhỏ bé gồm những con người cả đời chiến đấu với thiên nhiên.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Có phải ngoại ngữ là khó nhất trong các môn học? Có lẽ như thế. Nhưng đối với nhiều người, Toán hay Lý Hóa mới khó nhất, hay Sử hay Địa mới khó nhất… Vấn đề là cần môi trường thuận tiện. Thí dụ, nếu truyền hình CNN kênh tiếng Anh hằng ngày phát hình tại Việt Nam, có lẽ nhiều học sinh sẽ giỏi tiếng Anh hơn từ ngày thơ ấu. Không có môi trường thuận lợi để học ngoại ngữ, sẽ học gian nan hơn.
Môi trường là chuyện nhức nhối tại Việt Nam.
Vậy là kiều hối chảy vào nước ào ạt… bất kể qua kênh chính thức hay bán chính thức, hay không chính thức. Kiểm toán cho đúng cũng khó, chỉ có cách suy đoán rằng phước đức của chế độ vẫn còn vững vàng, ít nhất là về mặt thu hút kiều hối. Chỉ có cách suy nghĩ kiểu tâm linh mới giải thích được, có lẽ.
Vậy là trật đường rầy, câu chuyện tưởng như chỉ có trong truyện thần thoại của thế kỷ 19 hay thế kỷ 20. Đúng là trật đường rầy xe lửa.
Có phải đào tạo 9.000 Tiến Sĩ sắp tới chỉ là một cách để các quan chức củng cố cho chế độ vững vàng thêm vài thập niên? Có phải tất cả con cháu của mấy trăm ủy viên Bộ Chính Trị sẽ được cầm tiền chính phủ để đi học Tiến sĩ, Thạc sĩ theo đề án mới, và rồi một số sẽ kết hôn với Việt kiều để ở lại nằm vùng, phần còn lại sẽ về VN thay ba mẹ để cai trị VN thêm vài thập niên nữa?
Đàn ông có giá bao nhiêu? Bạn thử suy đoán xem? Một ngàn đô la hay một triệu đôla? Tất nhiên là tùy… vì không phải ai cũng có giá như ai. Vì như cuộc đời của Albert Einstein vĩ đại hơn biết bao nhiêu người đời thương như mình.
Sinh viên là người đi học bậc cao đẳng hay bậc đại học… Trong lịch sử nhân loại, sinh viên thường là thế hệ đi đầu của những cuộc cách mạng. Gần như bất cứ biến động nào trong lịch sử cũng nhìn thấy bóng dáng của sinh viên.
Vậy là lại ngộ độc. Cũng ở trường mầm non. Có vẻ như các trường mầm non không bận tâm về chuyện nhà bếp? Hay phải chăng, có gì mờ ám trong việc đi chợ cho trường mầm non?
Nhạc bolero có phải là bước thụt lùi? Hỏi như thế, có công bằng không, trong khi các loại nhạc thường gọi là “nhạc sang” chủ yếu là nhạc cũ từ hơn nửa thế kỷ qua? Tính vê thời gian, nhạc nào thụt lùi hơn? Nhưng dân Miền Nam ưa nhạc bolero chủ yếu là cảm xúc hoài niệm vê cái gì rất mực VNCH... Và chẳng nguy hiểm gì cả.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.