Hôm nay,  

Quyền Tự Do Lập Hội?

02/10/201600:00:00(Xem: 3753)
Lập hội, lập đảng... là ước mơ, chứ không phải là quyền tự do đâu. Vì từ lâu lắm rồi, nhà nước Cộng sản này có cho ai lập hội đâu. Chỉ vì, cứ sợ Đảng CSVN mất độc quyền cai trị, chỉ sợ các hội thanh niên và phụ nữ sẽ bị cạnh tranh, và chỉ sợ công nhân rời bỏ công đoàn nhà nước để xin gia nhập các công đoàn độc lập.

Trong khi đó, chính thức, ông Hồ từ năm 1957 đã ký sắc lệnh Số 102/SL-L004 ngày 20-5-1957 Quy Định Quyền Lập Hội, trích:

“...QUY ĐỊNH QUYỀN LẬP HỘI

Điều 1.

Quyền lập hội của nhân dân được tôn trọng và bảo đảm. Lập hội phải có mục đích chính đáng, phù hợp với lợi ích nhân dân, có tác dụng đoàn kết nhân dân, để góp phần xây dựng chế độ dân chủ nhân dân của nước ta.

Điều 2.

Mọi người đều có quyền lập hội, trừ những người mất quyền công dân hoặc đang bị truy tố trước pháp luật.

Mọi người có quyền tự do vào hội thành lập hợp pháp, và có quyền tự do ra hội.

Không ai được xâm phạm quyền lập hội và quyền tự do vào hội, ra hội của người khác...”

Mặt khác, trên Tự Điển Bách Khoa Mở cho biết thế giới có quyền lập hội từ lâu xa rồi.

Tự điển giải thích:

“Tự do hội họp và tự do lập hội là những quyền quan trọng giúp thực thi nhiều quyền dân sự, chính trị, cũng như các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa khác. Hai quyền này là "những thành tố thiết yếu của một xã hội dân chủ" vì nó cho phép các thành viên "bày tỏ quan điểm chính trị, tham gia vào các mục tiêu văn học và nghệ thuật và các hoạt động kinh tế, xã hội và văn hóa khác, tham gia vào việc thờ phụng tôn giáo và các niềm tin khác, hình thành và gia nhập các tổ chức công đoàn và hợp tác xã, bầu chọn những người lãnh đạo đại diện cho mình và buộc họ phải chịu trách nhiệm" (Lời nói đầu của Nghị quyết 15/21 của Hội đồng Nhân quyền).

Tự do lập hội là quyền tự do kết giao, tổ chức bất kỳ các nhóm, tập hợp, câu lạc bộ, hay các tổ chức mà con người muốn. Nó là một quyền quan trọng của chế độ dân chủ tự do, nơi công dân có thể thành lập hay gia nhập bất kỳ đảng chính trị, nhóm có chung sở thích, hay công đoàn nào mà không bị chính quyền ngăn cản hay giới hạn. Trong những hệ thống pháp luật không có quyền tự do lập hội thì các đảng hay nhóm chính trị nào đó có thể bị cấm bằng những hình phạt tàn bạo đối với các thành viên....”


Hình như câu cuối đoạn văn trên là chỉ cho nhà nước Hà Nội?

Mới gần đây, quyền lập hội trở thành trò lạm dụng của cán bộ gộc.

Bản tin VOV hôm 22/9/2016 viết:

“...“Có nhiều Thứ trưởng cứ về hưu là thành một Hội, rồi xin nhà, xin xe, xin ngân sách, thậm chí xin biên chế nữa”.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thẳng thắn chỉ rõ điều này khi cho ý kiến về báo cáo một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự Luật về hội trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 22/9.

Báo cáo Thường vụ Quốc hội, ông Nguyễn Khắc Định – Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, dự thảo luật cấm cán bộ công chức tham gia điều hành lãnh đạo hội có đăng ký và chỉ được thực hiện quyền này khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân công.

Còn theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách vừa qua thảo luận vệ dự thảo luật này cũng có nhiều ý kiến đề nghị làm rõ việc cán bộ công chức tham gia quyền lập hội để tránh “vừa đá bóng vừa thổi còi”, lợi dụng ảnh hưởng trong lĩnh vực mình tham gia phụ trách để mang lại lợi ích cá nhân và khắc phục thực trạng cứ chuẩn bị nghỉ hưu thì làm chủ tịch các hội.

“Nhiều đồng chí chuẩn bị nghỉ hưu thì xin thành lập Ban vận động thành lập Hội. Chuyện này rất nhiều nên trong dự thảo Luật về hội, chúng tôi đề nghị đối với cán bộ công chức lãnh đạo từ cấp Vụ trở lên, sau 5 năm nghỉ hưu mới được tham gia thành lập, sáng lập, ban lãnh đạo của hội” - Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết.

Thảo luận về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói mình từng làm Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nên biết rất rõ chuyện có nhiều Thứ trưởng về hưu là có Hội ra đời, rồi xin nhà, xin xe, xin ngân sách, thậm chí xin biên chế...”(ngưng trích)

Vậy mà dân oan lập hội có cho đâu? Nhà báo độc lập xin lập hội vẫn bị bỏ lơ... Nhà văn độc lập xin lập hội vẫn là ngoàì luồng...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chính xác là ngày 1 tháng 7 năm 1991, khối liên minh quân sự các quốc gia xã hội chủ nghĩa thân Liên Sô sụp đổ. Cũng là ngày thế giới tự do vui mừng,
Chúng ta đang nhìn thấy rất nhiều người cộng sản tỉnh ngộ. Trong đó có những người đã trọn một đời hy sinh, đấu tranh cho Đảng Cộng sản Việt Nam,
Cũng y hệt như phim gián điệp trên màn ảnh lớn, trên TV... các cô tuyệt sắc giai nhân lúc nào cũng có những phần mềm làm dịu lòng các anh tài quốc tế.
Có phải nhà nước Việt Nam đang suy tính kế hoạch soạn ra Luật Về Hội để quốc tế sẽ xóa bớt một vài khoản nợ, vì xem như VN đang trong tiến trình cải cách thể chế và cần quốc tế hỗ trợ?
Cả nước giảm biên chế, nhưng thành phố Sài Gòn sẽ cần thêm công an... vì cơ chế đặc thù. Có phaỉ vì làn sóng dân chủ sẽ mạnh mẽ ở Sài Gòn?
Nơi đây xin trích một số đoạn trong bài viết “Xã hội lại tăm tối ngột ngạt mông muội TRONG ĐẤU TỐ” của nhà báo Phạm Đình Trọng trên trang Bauxite VN:
Làm thế nào để nói tiếng Anh cho người khác hiểu? Để bàn chuyện hiểu thôi, cũng là điêm quan trọng, còn nói hay lại là siêu đẳng rồi.
Sáng nay trời như có một bầu sương mây màu sữa đục che nguyên cả thành phố. Tuy không có màu xanh của da trời hay màu trắng của những cụm mây như trên nền trời của Sài Gòn xưa,
Báo Tin Tức ghi lời cảnh báo về lũ lụt tháng 8 sắp tới cho Đồng Bằng Sông Cửu Long từ PGS.TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu - Đại học Cần Thơ:
Bản tin “Nguy cơ tan rã ĐBSCL: Xác định lại chiến lược an ninh lương thực” trên báo Thanh Niên ngày 22-6-2016 ghi nhận, trích:
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.