Hôm nay,  

Câu Chuyện Dạy Thêm

9/27/201600:00:00(View: 3851)
Nên dạy thêm hay không vẫn là chuyện tranh cãi sôi nổi, bất kể rằng nhà nước đã cấm...

Bản tin VTV kể rằng vào ngày 24/9, một giáo viên của trường Tiểu học Bành Văn Trân (quận Tân Bình, TP.SG) bị khiển trách do tổ chức dạy, học thêm.

Dù đã có lệnh cấm dạy thêm, học thêm với học sinh Tiểu học nhưng theo phản ánh của phụ huynh, cô Đ.N., giáo viên tiếng Anh Trường Tiểu học Bành Văn Trân vẫn tổ chức luyện thi chứng chỉ Cambridge cho học sinh lớp 4 và lớp 5, chủ yếu là học sinh của trường với học phí 500.000 đồng/tháng. Sau khi nhận được thông tin phản ánh, lãnh đạo Trường Tiểu học Bành Văn Trân đã làm việc với cô N. Trong bản tường trình về sự việc, cô N. thừa nhận việc đang tổ chức dạy thêm môn tiếng Anh tại một địa chỉ thuê ở đường Cách Mạng Tháng 8, quận Tân Bình.

VTV nhắc rằng trước đó, lãnh đạo trường đã phổ biến quy định về dạy thêm, học thêm của ngành Giáo dục TP.SG, đặc biệt, giáo viên Tiểu học không được dạy thêm dưới bất kỳ hình thức nào. Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Bình cũng đã nhận được thông tin về sự việc này. Dựa trên sai phạm của giáo viên, quận giao quyền xử lý cho trường.

Đây là trường hợp đầu tiên bị kỷ luật sau lệnh cấm dạy thêm trong trường của TP.SG.

Bản tin VietnamNet ghi lời ông Nguyễn Tấn Nghiệp, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, cô giáo không dọa nạt, bắt học sinh viết cam kết tự nguyện học, hay tổ chức dạy thêm để yêu cầu bắt phụ huynh cho con theo học và không ra đề kiểm tra, bài tập cho những học sinh này.

VietnamNet viết:

“Cô giáo thuộc biên chế dạy tiếng Anh học lớp 1 của trường nhưng đã dạy thêm cho 9 em học sinh lớp 4 và lớp 5 tại nhà, do phụ huynh yêu cầu để thi chứng chỉ Cambridge.”

Gánh nặng giáo dục đôi với phụ huynh, đôi với các gia đình trung lưu trở xuống có con em là học sinh đã tới mức gay gắt, nặng nề. Không chỉ vì chuyện học thêm, mà còn vì học phí, lệ phí. Dù ở Sài Gòn hay Hà Nội.

Báo Gia Đình Net kể rằng hồi đầu năm học, ngoài những khoản tiền “tự nguyện”, nhiều gia đình học sinh còn phải đóng tiền cho các khóa học theo dạng “liên kết”, “bổ trợ” mà giáo viên, giáo trình, chương trình học được các trung tâm từ bên ngoài đưa vào. Để số trung tâm này “lọt” được vào các lớp học thì phải có sự chấp thuận của các “cửa ải” gồm nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục...


Bản tin Gia Đình Net ghi rằng quỹ lớp, quỹ trường, quỹ giáo dục, quỹ xã hội hóa… cùng vô số các khoản tiền “tự nguyện” khác đầu năm học đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều bậc phụ huynh:

“Tuy nhiên, để chính danh lên tiếng về tình trạng này thì không mấy phụ huynh dám nói. Chị Nguyễn Thị Thu (xin phép được thay tên), cùng hai phụ huynh khác đang có con học từ lớp 2 đến lớp 5 Trường PTCS Thực nghiệm (50 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội) cung cấp cho chúng tôi tài liệu có tên là “Biên bản thỏa thuận về việc tham gia học bổ trợ tiếng Anh và các hoạt động thực nghiệm, kỹ năng sống” để làm tư liệu tham khảo với điều kiện không được chụp ảnh, nêu tên...”

Ngôi trường này nổi tiếng từ khi GS Ngô Bảo Châu (cựu học sinh Trường Thực nghiệm) nhận được giải Fields danh giá, hàng nghìn bậc phụ huynh đã đạp đổ cả cổng trường này để nộp hồ sơ xin cho con em vào học.

Bản tin Gia Đình Net viết:

“Từ đó đến nay, Trường Thực nghiệm (gồm hệ THPT và THCS) trở thành một địa chỉ “hot” vào mỗi kỳ tuyển sinh đầu năm học. Nhưng chị Thu và một số phụ huynh khác cho biết hiện nay trường này đang tận dụng giờ chính khóa để đưa vào các môn học dưới hình thức “thỏa thuận”, “bổ trợ”. Đi kèm với đó, mức học phí “bổ trợ” là con số không hề nhỏ.”

Thực tế là, nhiều giáo viên cần dạy thêm.

Bản tin VnExpress ghi lời độc giả Vũ Mạnh Tuấn:

“Tôi sinh ra trong gia đình làm nghề giáo. Gần đây tôi thường tự hỏi, nếu mẹ tôi không đi dạy thêm thì cuộc sống của tôi sẽ ra sao... Tôi hiểu một điều, nếu mẹ không dạy thêm ở trường thì có lẽ tôi cũng không có tiền mà đi học thêm, và kết quả thi đại học của tôi chắc đã khác đi nhiều.”

Nhưng nói như thế là chỉ nói khía cạnh kinh tế gia đình của thầy cô.

Tuy nhiên, dư luận chung vẫn không muốn làm học sinh nặng gánh.

Báo Lao Động có cuộc thăm dò:

“Báo Lao Động cũng tổ chức thăm dò ý kiến bạn đọc và kết quả như sau: 58% ủng hộ việc cấm dạy thêm; 37% ủng hộ dạy thêm và 5% có ý kiến khác.”

Thời trước 1975, cũng có dạy thêm, nhưng không phải dạy thêm, mà là dạy luyện thi, và dạy riêng một sô môn học cần thiết. Như luyện thi Toán, Lý, Hóa, Anh văn... Nhưng thực tế, nhiều học sinh giỏi không cần luyện thi vẫn đậu cao như thường. Và trong lớp không bị áp lực từ thầy cô... Còn lớp tiểu học thì có cần học thêm gì đâu.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Sân trường không an toàn tí nào... Lớp học cũng không an toàn... Thậm chí, văn phòng Hiệu trưởng cũng không an toàn.
Vậy là tràn dầu… Chắc là khi rút ruột đã gặp bất ngờ… Báo Môi Trường & Cuộc Sống kể: Trả lời PV VTC News vào tối 18/12, ông Vũ Đức Kính – Phó chủ tịch UBND TP Thanh Hóa (Thanh Hóa) cho biết: “Bước đầu chúng tôi xác định được vào ngày 14/12 xảy ra sự cố tràn dầu, khoảng 3.000 lít dầu tại bể thu gom dầu thừa của cây xăng quân đội nằm sát Cảng Lễ Môn, Khu công nghiệp Lễ Môn, thuộc phường Quảng Hưng, thành phố Thanh Hóa bị nước mưa làm chảy tràn ra khu vực dân sinh.
Vậy là vô địch bóng đá... Hóa ra, Việt Nam bây giờ lên cơn sốt chủ yếu là do: Hoa hậu và bóng đá.
Thê thảm là ô nhiễm môi trường... Đây là những cái chết chậm. Báo Tuổi Trẻ kể: từ Sở Tài nguyên và Môi trường TP.SG cho hay trung bình một người phụ nữ Việt "gánh" trên mình gần 6 ký bụi ô nhiễm mỗi năm.
Vậy là lương tôi thiểu tăng... cũng không bao nhiêu. Nhưng vẫn rất cần. Báo Thanh Niên kể: Từ ngày 1.1.2019, lương tối thiểu tăng lên 4,18 triệu đồng/tháng... Mức lương tối thiểu vùng quy định nêu trên là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương.
Hai ông Thứ trưởng Bộ Công An ra tòa... Báo Dân Việt kể: Ngày 14/12, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can Trần Việt Tân, nguyên Tổng cục trưởng và ông Bùi Văn Thành, nguyên Cục trưởng Bộ Công an về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Hai bị can bị cấm đi khỏi nơi cư trú.
Cô giáo ỷ thế gần mặt trời Hà Nội mắng học trò, mắng cả gia đình học trò... bị kỷ luật. Báo Giao Thông kể: Phòng GD&ĐT huyện Ứng Hòa, Hà Nội, đã cảnh cáo, chuyển trường "giáo viên đuổi học học sinh vì... bố làm thợ xây, mẹ bán hàng".
Vậy là huề... đành phải chờ đá trận chung kết lượt về ở Hà Nội. Giải thi đấu bóng đá AFF Cup 2018 trận Chung kết lượt đi tại Malaysia ngày 11/12/2018 có kết quả: Hai đội tuyển Malaysia -- Việt Nam huề 2-2.
Mưa lũ quá lớn… Chết, bị thương, nhà ngập nước, xa lộ hư hỏng, xe cộ rỉ sét… Bản tin VOV kể: Mưa lũ ở miền Trung làm 6 người chết, hàng chục ngàn ngôi nhà bị ngập. Mưa lũ khiến hàng chục nghìn ngôi nhà bị ngập. Hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ quân khu 5 cùng lực lượng quân đội, công an địa phương giúp người dân.
Sau Sài Gòn ngập, là tới Nha Trang… và bây giờ là Đà Nẵng ngập nước. Y hệt như ca khúc gì có câu: trời làm cơn lụt mỗi năm. Bây giờ thêm cơ cấu hạ tầng thoát nước yếu kém nữa, là tăng phần bi thảm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.