Hôm nay,  

Câu Chuyện Dạy Thêm

9/27/201600:00:00(View: 3778)
Nên dạy thêm hay không vẫn là chuyện tranh cãi sôi nổi, bất kể rằng nhà nước đã cấm...

Bản tin VTV kể rằng vào ngày 24/9, một giáo viên của trường Tiểu học Bành Văn Trân (quận Tân Bình, TP.SG) bị khiển trách do tổ chức dạy, học thêm.

Dù đã có lệnh cấm dạy thêm, học thêm với học sinh Tiểu học nhưng theo phản ánh của phụ huynh, cô Đ.N., giáo viên tiếng Anh Trường Tiểu học Bành Văn Trân vẫn tổ chức luyện thi chứng chỉ Cambridge cho học sinh lớp 4 và lớp 5, chủ yếu là học sinh của trường với học phí 500.000 đồng/tháng. Sau khi nhận được thông tin phản ánh, lãnh đạo Trường Tiểu học Bành Văn Trân đã làm việc với cô N. Trong bản tường trình về sự việc, cô N. thừa nhận việc đang tổ chức dạy thêm môn tiếng Anh tại một địa chỉ thuê ở đường Cách Mạng Tháng 8, quận Tân Bình.

VTV nhắc rằng trước đó, lãnh đạo trường đã phổ biến quy định về dạy thêm, học thêm của ngành Giáo dục TP.SG, đặc biệt, giáo viên Tiểu học không được dạy thêm dưới bất kỳ hình thức nào. Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Bình cũng đã nhận được thông tin về sự việc này. Dựa trên sai phạm của giáo viên, quận giao quyền xử lý cho trường.

Đây là trường hợp đầu tiên bị kỷ luật sau lệnh cấm dạy thêm trong trường của TP.SG.

Bản tin VietnamNet ghi lời ông Nguyễn Tấn Nghiệp, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, cô giáo không dọa nạt, bắt học sinh viết cam kết tự nguyện học, hay tổ chức dạy thêm để yêu cầu bắt phụ huynh cho con theo học và không ra đề kiểm tra, bài tập cho những học sinh này.

VietnamNet viết:

“Cô giáo thuộc biên chế dạy tiếng Anh học lớp 1 của trường nhưng đã dạy thêm cho 9 em học sinh lớp 4 và lớp 5 tại nhà, do phụ huynh yêu cầu để thi chứng chỉ Cambridge.”

Gánh nặng giáo dục đôi với phụ huynh, đôi với các gia đình trung lưu trở xuống có con em là học sinh đã tới mức gay gắt, nặng nề. Không chỉ vì chuyện học thêm, mà còn vì học phí, lệ phí. Dù ở Sài Gòn hay Hà Nội.

Báo Gia Đình Net kể rằng hồi đầu năm học, ngoài những khoản tiền “tự nguyện”, nhiều gia đình học sinh còn phải đóng tiền cho các khóa học theo dạng “liên kết”, “bổ trợ” mà giáo viên, giáo trình, chương trình học được các trung tâm từ bên ngoài đưa vào. Để số trung tâm này “lọt” được vào các lớp học thì phải có sự chấp thuận của các “cửa ải” gồm nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục...


Bản tin Gia Đình Net ghi rằng quỹ lớp, quỹ trường, quỹ giáo dục, quỹ xã hội hóa… cùng vô số các khoản tiền “tự nguyện” khác đầu năm học đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều bậc phụ huynh:

“Tuy nhiên, để chính danh lên tiếng về tình trạng này thì không mấy phụ huynh dám nói. Chị Nguyễn Thị Thu (xin phép được thay tên), cùng hai phụ huynh khác đang có con học từ lớp 2 đến lớp 5 Trường PTCS Thực nghiệm (50 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội) cung cấp cho chúng tôi tài liệu có tên là “Biên bản thỏa thuận về việc tham gia học bổ trợ tiếng Anh và các hoạt động thực nghiệm, kỹ năng sống” để làm tư liệu tham khảo với điều kiện không được chụp ảnh, nêu tên...”

Ngôi trường này nổi tiếng từ khi GS Ngô Bảo Châu (cựu học sinh Trường Thực nghiệm) nhận được giải Fields danh giá, hàng nghìn bậc phụ huynh đã đạp đổ cả cổng trường này để nộp hồ sơ xin cho con em vào học.

Bản tin Gia Đình Net viết:

“Từ đó đến nay, Trường Thực nghiệm (gồm hệ THPT và THCS) trở thành một địa chỉ “hot” vào mỗi kỳ tuyển sinh đầu năm học. Nhưng chị Thu và một số phụ huynh khác cho biết hiện nay trường này đang tận dụng giờ chính khóa để đưa vào các môn học dưới hình thức “thỏa thuận”, “bổ trợ”. Đi kèm với đó, mức học phí “bổ trợ” là con số không hề nhỏ.”

Thực tế là, nhiều giáo viên cần dạy thêm.

Bản tin VnExpress ghi lời độc giả Vũ Mạnh Tuấn:

“Tôi sinh ra trong gia đình làm nghề giáo. Gần đây tôi thường tự hỏi, nếu mẹ tôi không đi dạy thêm thì cuộc sống của tôi sẽ ra sao... Tôi hiểu một điều, nếu mẹ không dạy thêm ở trường thì có lẽ tôi cũng không có tiền mà đi học thêm, và kết quả thi đại học của tôi chắc đã khác đi nhiều.”

Nhưng nói như thế là chỉ nói khía cạnh kinh tế gia đình của thầy cô.

Tuy nhiên, dư luận chung vẫn không muốn làm học sinh nặng gánh.

Báo Lao Động có cuộc thăm dò:

“Báo Lao Động cũng tổ chức thăm dò ý kiến bạn đọc và kết quả như sau: 58% ủng hộ việc cấm dạy thêm; 37% ủng hộ dạy thêm và 5% có ý kiến khác.”

Thời trước 1975, cũng có dạy thêm, nhưng không phải dạy thêm, mà là dạy luyện thi, và dạy riêng một sô môn học cần thiết. Như luyện thi Toán, Lý, Hóa, Anh văn... Nhưng thực tế, nhiều học sinh giỏi không cần luyện thi vẫn đậu cao như thường. Và trong lớp không bị áp lực từ thầy cô... Còn lớp tiểu học thì có cần học thêm gì đâu.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Các hiệp định tự do thương mại gọi tắt là FTA đang và sẽ giúp kinh tế Việt Nam tăng tốc xuất cảng…
Tại hội trường Thành Phố Westminster, 8200 Westminster Blvd, Westminster, CA 92683
Nhất Sài Gòn, nhì Hà Nội, thứ ba Hải Phòng, thứ tư là Thái Nguyên… Thống kê này không vui tí nào, vì là danh sách người nhiễm HIV.
Hải Phòng trở thành ổ sòng bài TQ… Báo Người Lao Động kể rằng sau khi khám xét "sào huyệt" đường dây đánh bạc quốc tế qua mạng được đặt trong khu đô thị Our City (Km6 đường Phạm Văn Đồng, phường Hải Thành, quận Dương Kinh, TP Hải Phòng), đến chiều ngày 28-7, công an cho biết đã tạm giữ 380 đối tượng, đều là người Trung Quốc
Hình ảnh con cọp vẫn còn trong tuyện cổ Việt Nam, nhưng rừng hình như đã vắng bặt loài cọp rồi…
Sông Mekong cạn dòng… Đồng Bằng Sông Cửu Long nguy ngập… Báo Thanh Niên báo động rằng Sông Mê Kông 'trơ đáy', ĐBSCL lo hạn mặn khốc liệt: Sống chung với 'nước kém'…
Khô hạn thê thảm ở Nghệ An: Hạn hán khốc liệt, cá chết khô như sấy, nông dân cắt lúa cho trâu ăn…
Miền Tây lại gặp mưa gió quậy phá… thế là nhà sụp, người chết. VOV kể rằng mưa lớn kèm gió giật mạnh tại các huyện Tịnh Biên, An Phú, Phú Tân, Chợ Mới và TX Tân Châu (An Giang) làm 1 người chết, hơn 600 ngôi nhà bị tốc mái.
Thành phố Sài Gòn nhận nhiệm vụ lớn kinh khủng: kiếm tiền nặng nhất cho cả nước… Có vẻ như năm nay, Sài Gòn sẽ kêu trời…
Trận bóng đá sắp tới, đội tuyển Việt Nam (huấn luyện viên là người Hàn quốc) và đội tuyển Thái Lan (tân huấn luyện viên là người Nhật) sẽ so giày trong tư thế kình địch truyền thống Đại Hàn và Nhật Bản, khi hai huấn luyện viên hai đội này còn đại diện cho sức mạnh thể thao của hai nước Hàn-Nhật từng xảy ra nhiều cuộc chiến tranh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.