Hôm nay,  

Lập Hội Để Xóa Nợ?

29/06/201600:00:00(Xem: 3877)
Có phải nhà nước Việt Nam đang suy tính kế hoạch soạn ra Luật Về Hội để quốc tế sẽ xóa bớt một vài khoản nợ, vì xem như VN đang trong tiến trình cải cách thể chế và cần quốc tế hỗ trợ?

Kế hoạch chấp nhận cải cách thể chế đã từng áp dụng thành công ở Miến Điện để được quốc tế xóa khoản nợ 6 tỷ USD, theo một bài viết của nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng.

Tuy nhiên, trường hợp Việt Nam có thể sẽ bước vào kịch bản cho Luật Lập Hội để từ từ cải cách thể chế, nhằm khỏi rơi vào phá sản nhờ quốc tế xóa nợ?

Nghi vấn này do nhà báo Phạm Chí Dũng nêu lên trong bài viết "Bế tắc nợ công và ẩn ý cuộc gặp Victoria Kwakwa - Kim Ngân" đăng trên mạng Bauxite VN và nhiều mạng khác.

Lý do nêu nghi vấn này, vì chuyên gia về nợ quốc tế từ Ngân Hàng Thế Giới (WB) đã tới Việt Nam để họp với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân, chớ không họp gì với Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc, vì bà Ngân là người trách nhiệm soạn luật, nếu đúng rằng Luật Lập Hội sẽ được soạn ra.

Theo tin này, bà Victoria Kwakwa, Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách Đông Á - Thái Bình Dương, đã quen với hiện tình vay nợ - đảo nợ - chậm trả nợ của Việt Nam.

Người phụ nữ da đen này đã gặp hầu hết các chính khách cao cấp Việt Nam - từ Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng - trong những năm qua, từ khi bà còn là giám đốc cơ quan WB tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện nay.

Nhà báo Phạm Chí Dũng ghi nhận rằng ngay sau chuyến công du Việt Nam khá ồn ào của Tổng thống Barack Obama, nữ phó chủ tịch Victoria Kwakwa có một chuyến thăm lặng lẽ hơn nhiều vào ngày 7/6/2016 để gặp một chính khách có vẻ không liên quan gì đến các khoản vay - đảo nợ: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.

Có phải bà Kwakwa muốn bà Ngân mời ra tiệm bún chả Hà Nội? Không.

Bài của nhà báo Phạm Chí Dũng viết:

"..."Ngân hàng Thế giới giúp đỡ Việt Nam có một lộ trình cho việc dừng nhận các khoản vay ưu đãi từ Hiệp hội phát triển quốc tế thuộc Ngân hàng Thế giới (hay còn gọi là lộ trình "tốt nghiệp IDA"), để bảo vệ và phát huy các thành tựu phát triển mà Việt Nam đã đạt được" - có lẽ đây là thông tin đặc biệt nhất về đề xuất của bà Ngân với WB - được báo đảng tường thuật sau cuộc gặp trên.

Dù gì thì sự thật cũng có cơ hội để "xóa mù chữ": cách nào đó có thể hiểu rằng WB gặp Việt Nam để đòi nợ!

WB cũng là một trong những chủ nợ lớn nhất của Việt Nam...

...Riêng trong năm 2015, chính phủ Việt Nam phải có trách nhiệm phải trả nợ nước ngoài đến 20 tỷ USD. Còn trong năm 2016, con số trả nợ là 12 tỷ USD như kế hoạch vay trả nợ vừa được Thủ tướng Phúc phê duyệt. Nhưng nhiều người ngờ rằng số tiền phải trả nợ nước ngoài trong năm 2016 còn lớn hơn 12 tỷ USD..."


Nhà báo Phạm Chí Dũng dẫn lời Tiến Sĩ Lê Đăng Doanh tính rằng nợ công của Việt Nam có lẽ lên đến 110-120% GDP, khoảng trên 4,5 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 220 tỷ USD.

Nhưng bài viết dẫn bản nghiênc ứu khác, nói có thể tỷ lệ nợ công của Việt Nam đang vào khoảng 150%/GDP, tức lên đến khoảng 300 tỷ USD, hoàn toàn có thể làm cho nền kinh tế Việt Nam bị phá sản trong ít năm tới - không khác mấy trường hợp Argentina bị vỡ nợ đến hai lần vào năm 2001 và năm 2014."

Nghĩa là, cơ nguy VN phá sản. Vậy thì, để khỏi phá sản, Hà Nội phải làm gì? Đẩy bà Kim Ngân ra giãn nợ? Hình như không phải thế.

Nhà báo Phạm Chí Dũng viết:

"...Vì sao đòi nợ Chủ tịch Ngân?

Có một câu hỏi cần mổ xẻ: vì sao bà Victoria Kwakwa không "đòi nợ" ở chỗ Thủ tướng Phúc mà lại là nơi Chủ tịch Ngân?

Câu trả lời có lẽ nằm ở động tác được coi là đáng ngạc nhiên của WB vào cuối năm 2015. Tháng Mười Hai năm ngoái, bà Victoria Kwakwa đã trao cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một bản khuyến nghị 7 điểm của WB, với khuyến nghị được xếp trên đầu là "Việt Nam cần sớm ban hành luật Lập hội". Có thể hiểu, đó là lần đầu tiên WB quyết định tham gia vào mặt trận nhân quyền của nhân dân Việt Nam!

Luật Lập hội lại thuộc nhiệm vụ lập pháp của Quốc hội Việt Nam. Có thể hiểu là cùng với kế hoạch "cải cách luật" mà Việt Nam đã cam kết với Mỹ và phương Tây, việc ban hành luật Lập hội của Quốc hội trong thời gian tới là không thể né tránh.

Cũng có thể hiểu như trường hợp Myanmar giai đoạn 2011 - 2015: những kết quả cải cách nhân quyền và mở rộng dân chủ của quốc gia này là điều kiện quan trọng để các chủ nợ như Câu lạc bộ Paris, Pháp, Đức… xem xét cho hoãn trả nợ hoặc thậm chí xóa nợ cho Myanmar.

Cuối năm 2012, khi Tổng thống Obama lần đầu tiên đến thăm Myanmar, chính thể vừa thoát thai từ ách quân phiệt này đã được Câu lạc bộ Paris xóa cho món nợ lên đến 6 tỷ USD.

Còn Quốc hội Việt Nam sẽ làm gì đây?"

Câu hỏi bây giờ là: Nhà nước Hà Nội sẽ chịu ra Luật Lập Hội? Để được xóa nợ như Miến Điện? Nếu Bà Nguyễn Thị Kim Ngân làm được bộ Luật Lập Hội hẳn nhiên là sẽ đi vào lịch sử VN vinh quang hơn rất nhiều quan chức khác, khi hầu hết quan chức chỉ làm cho VN ngập nợ và bà Ngân trở thành người giúp xóa nợ.

Chuyện xóa nợ này không chỉ là nợ tài chánh, mà Luật Lập Hội cũng là một cách xóa bớt nợ nhân quyền đối với đồng bào, nếu Trọng-Quang-Phúc-Ngân còn thấy có ai là đồng bào.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mà đó lai là dân ta hại dân mình: hàng triệu con heo đã và đang ăn chất cấm, và hàng chục triệu dân VN ăn thịt heo nuôi bằng chất cấm... không chạy đâu cho thoát được chất cấm.
Có rất nhiều câu hỏi cho năm 1975, khi Miền Nam thất thủ. Đó là câu hỏi về tháng 3 gãy súng, và tháng 4 đầu hàng... Lịch sử vẫn có những bước đi khó hiểu.
Bà Maria Mađalêna đi thăm mộ Thầy Giêsu lúc trời còn tối. Có lẽ cả đêm qua bà không chợp mắt được, chỉ mong cho mau sáng để lên đường.
Nhà sử gia Tạ Chí Đại Trường vừa ra đi. Ông là một trong những sử gia lớn nhất của dân tộc. Trung thực, can đảm,
Người chụp được các ảnh này là chị Lê My: Lê My là một người chơi nhiếp ảnh quê ở Phú Yên. Chị cũng tổ chức nhiều chuyến đưa bạn bè nhiếp ảnh gia về quê mình săn ảnh.
Nhà nước Trung Quốc đang đánh một trận hai mặt thủy hỏa giáp công: nơi Biển Đông, cho dậy sóng gió; và nơi Miền Tây Việt Nam, cho lừa nắng khô hạn thiêu cháy.
Chúng ta đọc tin hàng ngày, và thấy nhiều tin về tự sát, tự tử, tự treo cổ, tự nhảy cầu, giết người tình rồi tự sát...
Có phải chính phủ muốn nới quyền cho báo chí? Hay chỉ muốn kềm kẹp thêm? Báo Tuổi Trẻ có bản tin tựa đề như dường nói hết “Luật này thực ra là dùng để quản lý báo chí”...
Tất cả những người mê cờ bạc đều nên biết về cạm bẫy, cơ nguy... đang giăng ở khắp các sòng bài, nơi của bạo lực, lừa gạt, kể cả hiếp dâm và sát nhân.
Đó là nhà máy thép 8.000 tỷ đồng hoang tàn. Con số đó là 360 triệu USD. Sao lại hoang tàn? Có phải, quan chức đục khoét tới mức, không thể xây dựng hoàn tất để hoạt động?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.