Hôm nay,  

Miền Tây Khô Kiệt

23/03/201600:00:00(Xem: 4879)

Nhà nước Trung Quốc đang đánh một trận hai mặt thủy hỏa giáp công: nơi Biển Đông, cho dậy sóng gió; và nơi Miền Tây Việt Nam, cho lừa nắng khô hạn thiêu cháy.

Tới mức báo động: Hạn, mặn cứ tiếp diễn, 3 năm tới miền Tây sẽ kiệt quệ… Báo Đời Sống & Pháp Luật ghi lời chuyên gia như thế.

Bản tin ĐSPL ghi lời PGS.TS Đỗ Võ Anh Khoa (Đại học Cần Thơ) nhận định: "Nếu tốc độ xâm nhập mặn vẫn tiếp diễn như hiện nay, trong 3 năm tới nền nông nghiệp ở ĐBSCL có thể sẽ bị kiệt quệ”.

Theo VnExpress đưa tin, sau tình trạng hàng nghìn tấn hàu của bà con huyện Bình Đại chết sạch, thiệt hại gần 50 tỷ đồng, hiện người nuôi nghêu ở huyện ven biển của tỉnh Bến Tre cũng đứng ngồi không yên. Mấy ngày nay ông Lâm Văn Khởi (45 tuổi, ở xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú) và hàng trăm xã viên khác liên tục ra bãi nhặt xác nghêu đem bỏ.

"Cả mấy tuần rồi nắng gay gắt, độ mặn tăng cao chưa từng có khiến nghêu chết nhiều. Bà con góp vốn hàng chục tỷ đồng đổ vào đây. Hơn tháng nữa là thu hoạch mà gặp cảnh này ai cũng rầu", ông Khởi giọng buồn bã.

Cùng cảnh khổ, người nuôi trâu, bò ở Bến Tre đang lo "sốt vó" khi nguồn nước uống, thức ăn đang cạn kiệt. Hiện, 2 kg rơm có giá tương đương một kg lúa (4.000-5.000 đồng); nước giếng cho gia súc uống 100.000 đồng mỗi m3. Không có tiền nuôi, nhiều hộ phải bán trâu bò giá rẻ, lỗ cả chục triệu đồng một con.

"Hơn nửa tháng nay mỗi ngày tôi phải vượt gần 5 km đi mua nước ngọt về pha với nước mặn cho đàn bò uống cầm chừng, dù rất lo dịch bệnh xảy ra", nông dân Nguyễn Văn Đỗ, xã Tân Xuân, huyện Ba Tri, nói.

Bản tin ghi lời ông Nguyễn Thành Lâm - Phó phòng Nông nghiệp huyện Ba Tri - địa phương có hơn 80.000 trâu bò, lớn nhất miền Tây. "Mỗi con cần hàng chục lít nước ngọt mỗi ngày. Nhưng ngay cả con người còn không có nước để sinh hoạt thì nói gì đến gia súc."

Người cũng thê thảm, nói gì thú với lúa…

Tình trạng thiếu nước ngọt cũng khiến Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu (lớn nhất Bến Tre) cả tháng qua phải xài nước nhiễm mặn. Bác sĩ Trần Văn Ân, Phó giám đốc bệnh viện cho hay, mỗi tháng đơn vị cần 16.000 m3 nước sạch phục vụ cho các khoa phòng, với sức chứa hơn 1.000 giường. Đặc biệt, hệ thống máy xét nghiệm và lọc thận buộc phải dùng nước ngọt hoạt động nhưng hiện nay nguồn cung cấp rất khó khăn.

"Chúng tôi đang rất lo ngại vì ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn, sự an toàn máy móc cũng như sinh hoạt của bệnh nhân. Nhất là nguy cơ dịch bệnh xảy ra", ông Ân tỏ ra lo lắng.

Hiện, Bến Tre được đánh giá là địa phương thiệt hại nặng nhất trong trận thiên tai lịch sử. Có 162/164 xã, phường, thị trấn trong tỉnh bị mặn bủa vây. Toàn bộ gần 20.000 ha lúa đông xuân, hơn 500 ha cây màu và 100.000 cây giống của bà con nông dân bị mất trắng…

Trong khi đó, Trà Vinh là địa phương thứ 8 ở miền Tây công bố thiên tai. Hàng chục nghìn ha lúa đông xuân và tôm nuôi bị hư hại vì hạn mặn khốc liệt chưa từng có. Hộ ông Nguyễn Văn Thông (huyện Cầu Ngang) thả 400.000 con tôm giống được 2 tuần, giờ chết sạch vì nắng nóng và độ mặn quá cao.

"Toàn bộ vốn liếng cả trăm triệu đồng đổ vào đây, coi như mất hết rồi. Từ nhỏ đến giờ tôi mới thấy thời tiết lạ lùng như thế", lão nông 60 tuổi nói.

Bản tin ĐSPL ghi rằng với tình hình sông cạn kiệt, đồng nứt nẻ, nhiều nông dân tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng rơi nước mắt khi phải bán đi phần lúa mới được gieo trồng trước khoảng 2 tuần tuổi cho những người có điều kiện hơn. "Tôi buộc phải bán 12/25 công lúa non khi đạt 15 ngày tuổi để lấy 4,5 triệu đồng đầu tư cứu phần diện tích còn lại", ông Hùng, ngụ xã Tân Hưng, nói.

Theo Phòng Nông nghiệp huyện Long Phú, mức độ thiệt hại đang tăng lên trên cả cấp số nhân. Toàn huyện xạ 6.300 ha lúa đông xuân. Cuối tháng 2, diện tích lúa bị mất trắng có 78 ha, nay tăng lên 1.000 ha; chiếm 1/4 toàn tỉnh.

Trước thiên tai nghiêm trọng này, các chuyên gia lo ngại ảnh hưởng nặng nề đến ngành nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa, trái cây, thủy sản lớn của cả nước. "Nếu tốc độ xâm nhập mặn vẫn tiếp diễn như hiện nay, trong 3 năm tới nền nông nghiệp ở ĐBSCL có thể sẽ bị kiệt quệ", PGS.TS Đỗ Võ Anh Khoa (Đại học Cần Thơ) nhận định.

ĐSPL ghi:

“Theo ông Anh, khi đó, đất nông nghiệp, lương thực trở nên khan hiếm và đắt đỏ hơn. Diện tích đất nông nghiệp, đất trồng cỏ cho gia súc, ngành chăn nuôi sẽ sụt giảm mạnh, đồng thời tăng nhập khẩu thức ăn chăn nuôi…”

Chuyện này thực ra không bất ngờ, vì đã báo trước từ lâu rồi.

Bản tin CafeF/Zing ghi rằng “Hạn mặn sông Mekong: Thảm họa được báo trước”…

Việc xây dựng các đập thủy điện gây ra hạn mặn sông Mekong và hàng loạt hệ lụy cho 60 triệu dân sống dưới vùng hạ lưu, đẩy nhiều loài động vật quý hiếm tới bờ vực tuyệt chủng.

Những tháng vừa qua, tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn đang đẩy khoảng 1,5 triệu nông dân Việt Nam, những người sống ở khu vực hạ nguồn sông Mekong, vào tình trạng trắng tay. Hiện tượng thời tiết cực đoan ít mưa kết hợp với việc trữ nước trong các đập thủy điện trên thượng nguồn khiến lượng nước sông Mekong đổ về hạ nguồn suy giảm đột ngột.

CafeF/Zing viết:

“Đồng bằng sông Cửu Long, nơi người dân từng phải tìm cách sống chung với lũ, đang loay hoay vì hạn hán và xâm nhập mặn. Nhiều chuyên gia nhận định, quá khứ sẽ không bao giờ trở lại và người dân ở hạ nguồn sông Mekong cần tìm cách thích nghi với tình hình mới, khi hạn hán và xâm nhập mặn xảy ra thường xuyên hơn.”

Và do vậy, người dân phải ứng phó theo tình hình…

Bản tin Báo Anh Giang viết theo Báo Dân Việt ghi nhận “Đối phó hạn, mặn: Giảm làm lúa - tôm, tăng nuôi thủy sản”…

Hạn hán, xâm nhập mặn đang là nỗi ám ảnh đối với những người dân ở vùng U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang. Hiện đã có nhiều giải pháp được tỉnh và các huyện vùng U Minh Thượng gấp rút triển khai để đối phó.

Thực tế tại huyện có diện tích lúa mùa thiệt hại nhiều nhất vừa qua là An Minh, ông Trần Văn Út - cán bộ tổ kinh tế kỹ thuật UBND xã Vân Khánh đo thấy độ mặn trên kênh Chợ, đoạn gần giao nhau với kênh Chống Mỹ hiện là 31‰.

Ông Trần Văn Út cho biết, cây lúa chỉ có thể sống được và sinh trưởng tốt khi độ mặn dưới 5‰. Còn bà Trương Thị Anh Đào - Phó Trưởng phòng NNPTNT huyện An Minh cho biết, đối với con tôm thì độ mặn chịu được cũng phải dưới 30‰. “Hiện huyện đang theo dõi sát sao tình hình hạn, mặn để có hướng chỉ đạo sản xuất kịp thời, tránh thiệt hại cho người dân” - bà Anh Đào thông tin.

Nghĩa là: trồng lúa, lúa chết; nuôi tôm, tôm ngất ngư…

Thế là đành chờ mưa…

Ở huyện An Biên, theo ông Ngô Trấn Hỷ - Trưởng phòng NNPTNT huyện cho hay, huyện hiện không chủ động được nguồn nước sản xuất, nuôi trồng, mà chỉ trông chờ vào mưa xuống. Bờ Đông của huyện có diện tích hơn 12.200ha đang sản xuất 2 vụ lúa được huyện linh hoạt trong chỉ đạo cũng như khuyến cáo bà con trong sản xuất để ứng phó với hạn mặn.

Nên nhớ rằng, nghẽn mạch Mekong đã báo động từ hai thập niên trứơc rồi, vào lúc chính phủ Trung Quốc bắt đầu dựng đập, xây đập thượng nguồn… Có năn nỉ, anh Tàu có tha cho dân Ta hay không?

Vậy rồi, thủy chiến ở Biển Đông, và hỏa chiến ở Miền Tây… đâu có phải tự nhiên đâu, sao gọi là ý Trời. Ai cũng thấy, đây đúng là trận đồ của ông Trời Con Beijing vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.