Hôm nay,  

Ngày Xuân Đọc Câu Đối

2/8/201600:00:00(View: 3867)
Ngày xuân tất phải có câu đối, một thể loại văn học được ưa chuộng ở Việt Nam.

Theo định nghĩa chính thức, câu đối thuộc thể loại văn biền ngẫu, gồm hai vế đối nhau nhằm biểu thị một ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một hiện tượng, một sự việc nào đó trong đời sống xã hội. Nên lưu ý là từ đối ở đây có nghĩa là ngang nhau, hợp nhau thành một đôi.

Câu đối ưa gặp nhất ở các phố ông đồ là:

Thiên tăng tuế nguyệt, niên tăng thọ
Xuân mãn càn khôn, phúc mãn đường

Lược dịch :

Trời thêm năm tháng, tuổi thêm thọ
Xuân khắp đất trời, phúc khắp nhà

*

Một nhà nho, quan chức triều đình, và là một nhà thơ nổi tiếng với câu đối là cụ Nguyễn Công Trứ.

Như câu này:

Chiều ba mươi nợ réo tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa,
Sáng mồng một rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà.

Hay câu này:

Tết có cóc gì đâu, uống một vài be củ tỏi,
Nợ đâm ương ra đó, nói ba bốn chuyện cà riềng.

*

Nhà thơ nữ nổi bật lịch sử là Hồ Xuân Hương, với câu:

Tối ba mươi khép cánh càn khôn, ních chặt lại kẻo Ma vương đưa quỷ tới.
Sáng mồng một lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho thiếu nữ đón Xuân vào.

*

Nhà thơ giang hồ nhất là cụ Tú Xương (Trần Tế Xương), có câu đối:

Nực cười thay! Nêu không, pháo không, vôi bột cũng không, mà Tết,
Thôi cũng được! Rượu có, nem có, bánh chưng đều có, thừa Xuân.

Hay câu này:

Thiên hạ xác rồi con đốt pháo
Nhân tình trắng thế rồi lại bôi vôi

Hay là câu:

Không dưng xuân đến chi nhà tớ
Có nhẽ trời mà đóng cửa ai

Hay là câu:

Nực cười thay: nêu không, pháp không, vôi bột cũng không, mà tết.
Thôi cũng được: rượu có, nem có, bánh chưng cũng có, thừa chơi.

Hay là câu:

Xuân về chớ để xuân đi, thương kẻ quạt nồng cùng ấp lạnh
Năm mới khác gì năm cũ, vạn người bán muối với mua vôi.

Hay là câu:

Vui xuân, xuân cả một trời, có lẽ đâu đâu đâu cũng vậy,

Người học, học cho hết sách, hay là thế thế thế mà thôi

*

Cụ Nguyễn Khuyến cũng có nhiều câu đối. Như câu:

Có là bao, ba vạn sáu ngàn ngày, được trăm cái Tết
Uớc gì nhỉ, một năm mười hai tháng, cả bốn mùa Xuân.

Hay là câu:

Chúng nó dại vô cùng, pháo nổ đì đùng thêm mất chó,
Ông đây khôn bất trị, rượu say túy lúy lại nằm mèo.

*

Nhưng câu đối cũng dùng để ngợi ca những người anh hùng dân tộc.

Như câu đối ở cổng đền thờ Bà Triệu:

Trông bành voi, Ngô cũng lắc đầu, sợ uy Lệ Hải Bà Vuơng, những muốn bon chân về Bắc quốc
Ngồi yên ngựa, khách còn hoài cổ, khiếp danh Lạc Hồng Nữ Tướng, có chăng thẹn mặt đấng Nam nhi.

*

Trong khi đó, nơi đền thờ ngài Trần Hưng Đạo tại đền Kiếp Bạc, có câu đối:

Vạn Kiếp hữu sơn giai kiếm khí (Vạn Kiếp núi lồng hình kiếm dựng)
Lục Đầu vô thủy bật thu thanh (Lục Đầu vang dậy tiếng quân reo)

Hay là câu:

Một trận sông Đằng, sóng gió đã tan hồn nghịch tặc
Nghìn thu non Dược, khói bay còn tụ khí anh hùng

*

Thời nhà Trần là tuyệt vời nhất của dân tộc, như dưới thời vua Trần Nhân Tông. Cả nước sục sôi chuẩn bị, quân sĩ tỏ thái độ quyết không đội trời chung với địch. Trận Bạch Đằng (1288) đại thắng đã đè bẹp đạo quân xâm lăng của đế quốc Nguyên Mông. Ngày 17-3 năm Mậu Tý (18-4-1288), sau chiến thắng Bạch Đằng, triều đình nhà Trần đem các tướng Nguyên bị bắt làm lễ dâng thắng trận ở Chiêu Lăng (lăng vua Trần Thái Tông). Tại đây, vua Trần Nhân Tông trông thấy chân mấy con ngựa đá đều lấm bùn (vì trước đó quân Nguyên đã phá Chiêu Lăng và định đập bỏ ngựa đi mà chưa kịp), ngài tức cảnh ngâm hai câu sau:

Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã (Xã tắc đôi phen chồn ngựa đá)
Sơn hà thiên cổ điện kim âu (Non sông nghìn thuở vững âu vàng)

*

Lịch sử dân tộc hào hùng vậy. Xin chúc mùa dân dân tộc sẽ sớm tới ngày dân chủ, tự do, phú cường.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2019 sẽ diễn ra từ ngày 12 - 14/5/2019 tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc (xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) với chủ đề: Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững.
Câu chuyện oan nghiệt kỳ lạ: vợ chồng đốt nhau. Bản tin VTC News kể: Sau khi tranh cãi, 2 vợ chồng tạt xăng vào nhau rồi châm lửa đốt, dù được người dân gần đó ứng cứu kịp thời nhưng cả 2 đều bị bỏng nặng.
Chỉnh trang nội đô Đà Lạt… cách nào để giữ được nét đẹp lịch sử? Đó là chuyện đang tranh cãi…
Tình hình môi trường càng lúc càng đáng ngại... Một trong những nơi đẹp nhất ở Đà Lạt cũng trở thành bãi sình...
Bây giờ là giữa tháng 4/2019, lại nhớ tới Tướng Trần Văn Cẩm và trận Phú Yên trong tháng 4/1975. Tài liệu sau đây trích từ quân sử gia Vương Hồng Anh.
Một trong những nỗi lo tại Việt Nam là ngộ độc thực phẩm. Rồi ngộ độc thuốc, rồi ngộ độc đủ thứ... Hàng ngày, cứ mãi nghe tin ngộ độc từ công nhân hãng xưởng cho tới học sinh tiểu học... Có vẻ như đây là điệp khúc bất tận. Tại sao thế? Tại sao nước khác ít bị ngộ độc hơn Việt Nam? Tại sao trước 1975 ít hơn?
Cháy kinh hoàng vì chập điện... Lỗi ở thợ điện, hay lỗi ở nhà thầu xây dựng? Hay lỗi ở các cơ quan kiểm tra về xây dựng? Hay lỗi ở người chủ cơ sở bị cháy?
Bạo lực gia đình vẫn gay gắt... Báo An Ninh Thủ Đô kể chuyện: Cô bé lấy thân mình che chắn cho mẹ khi bị cha chém tới tấp.
May mắn giữa biển Hoàng Sa... Bản tin VTC kể: Lực lượng cứu hộ của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam vừa đưa một thuyền trưởng tàu cá bị tai biến ở Hoàng Sa vào đất liền an toàn.
Hóa ra gian lận điểm cũng chỉ vì các quan chức… Người dân thường bắt buộc phải sống tử tế… Báo Thanh Niên kể chuyện Hà Giang: Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Giang xác định một số người có chức vụ quyền hạn tại Sở GD-ĐT và Công an tỉnh đã tiếp tay cho hành vi gian lận điểm thi tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 để trục lợi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.