Hôm nay,  

Ngày Xuân Đọc Câu Đối

2/8/201600:00:00(View: 3856)
Ngày xuân tất phải có câu đối, một thể loại văn học được ưa chuộng ở Việt Nam.

Theo định nghĩa chính thức, câu đối thuộc thể loại văn biền ngẫu, gồm hai vế đối nhau nhằm biểu thị một ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một hiện tượng, một sự việc nào đó trong đời sống xã hội. Nên lưu ý là từ đối ở đây có nghĩa là ngang nhau, hợp nhau thành một đôi.

Câu đối ưa gặp nhất ở các phố ông đồ là:

Thiên tăng tuế nguyệt, niên tăng thọ
Xuân mãn càn khôn, phúc mãn đường

Lược dịch :

Trời thêm năm tháng, tuổi thêm thọ
Xuân khắp đất trời, phúc khắp nhà

*

Một nhà nho, quan chức triều đình, và là một nhà thơ nổi tiếng với câu đối là cụ Nguyễn Công Trứ.

Như câu này:

Chiều ba mươi nợ réo tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa,
Sáng mồng một rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà.

Hay câu này:

Tết có cóc gì đâu, uống một vài be củ tỏi,
Nợ đâm ương ra đó, nói ba bốn chuyện cà riềng.

*

Nhà thơ nữ nổi bật lịch sử là Hồ Xuân Hương, với câu:

Tối ba mươi khép cánh càn khôn, ních chặt lại kẻo Ma vương đưa quỷ tới.
Sáng mồng một lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho thiếu nữ đón Xuân vào.

*

Nhà thơ giang hồ nhất là cụ Tú Xương (Trần Tế Xương), có câu đối:

Nực cười thay! Nêu không, pháo không, vôi bột cũng không, mà Tết,
Thôi cũng được! Rượu có, nem có, bánh chưng đều có, thừa Xuân.

Hay câu này:

Thiên hạ xác rồi con đốt pháo
Nhân tình trắng thế rồi lại bôi vôi

Hay là câu:

Không dưng xuân đến chi nhà tớ
Có nhẽ trời mà đóng cửa ai

Hay là câu:

Nực cười thay: nêu không, pháp không, vôi bột cũng không, mà tết.
Thôi cũng được: rượu có, nem có, bánh chưng cũng có, thừa chơi.

Hay là câu:

Xuân về chớ để xuân đi, thương kẻ quạt nồng cùng ấp lạnh
Năm mới khác gì năm cũ, vạn người bán muối với mua vôi.

Hay là câu:

Vui xuân, xuân cả một trời, có lẽ đâu đâu đâu cũng vậy,

Người học, học cho hết sách, hay là thế thế thế mà thôi

*

Cụ Nguyễn Khuyến cũng có nhiều câu đối. Như câu:

Có là bao, ba vạn sáu ngàn ngày, được trăm cái Tết
Uớc gì nhỉ, một năm mười hai tháng, cả bốn mùa Xuân.

Hay là câu:

Chúng nó dại vô cùng, pháo nổ đì đùng thêm mất chó,
Ông đây khôn bất trị, rượu say túy lúy lại nằm mèo.

*

Nhưng câu đối cũng dùng để ngợi ca những người anh hùng dân tộc.

Như câu đối ở cổng đền thờ Bà Triệu:

Trông bành voi, Ngô cũng lắc đầu, sợ uy Lệ Hải Bà Vuơng, những muốn bon chân về Bắc quốc
Ngồi yên ngựa, khách còn hoài cổ, khiếp danh Lạc Hồng Nữ Tướng, có chăng thẹn mặt đấng Nam nhi.

*

Trong khi đó, nơi đền thờ ngài Trần Hưng Đạo tại đền Kiếp Bạc, có câu đối:

Vạn Kiếp hữu sơn giai kiếm khí (Vạn Kiếp núi lồng hình kiếm dựng)
Lục Đầu vô thủy bật thu thanh (Lục Đầu vang dậy tiếng quân reo)

Hay là câu:

Một trận sông Đằng, sóng gió đã tan hồn nghịch tặc
Nghìn thu non Dược, khói bay còn tụ khí anh hùng

*

Thời nhà Trần là tuyệt vời nhất của dân tộc, như dưới thời vua Trần Nhân Tông. Cả nước sục sôi chuẩn bị, quân sĩ tỏ thái độ quyết không đội trời chung với địch. Trận Bạch Đằng (1288) đại thắng đã đè bẹp đạo quân xâm lăng của đế quốc Nguyên Mông. Ngày 17-3 năm Mậu Tý (18-4-1288), sau chiến thắng Bạch Đằng, triều đình nhà Trần đem các tướng Nguyên bị bắt làm lễ dâng thắng trận ở Chiêu Lăng (lăng vua Trần Thái Tông). Tại đây, vua Trần Nhân Tông trông thấy chân mấy con ngựa đá đều lấm bùn (vì trước đó quân Nguyên đã phá Chiêu Lăng và định đập bỏ ngựa đi mà chưa kịp), ngài tức cảnh ngâm hai câu sau:

Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã (Xã tắc đôi phen chồn ngựa đá)
Sơn hà thiên cổ điện kim âu (Non sông nghìn thuở vững âu vàng)

*

Lịch sử dân tộc hào hùng vậy. Xin chúc mùa dân dân tộc sẽ sớm tới ngày dân chủ, tự do, phú cường.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.