Hôm nay,  

Chạy Hộ Khẩu

16/08/199900:00:00(Xem: 6301)
Bạn,
Từ đầu tháng 8/1999 đến nay, hàng chục ngàn cư dân thuộc “diện tạm trú” tại Sài Gòn đã phải tất bật ngược xuôi để xin nhập hộ khẩu để bổ sung hồ sơ đăng ký nhà đất. Thiếu sổ hộ khẩu thì khó mà được cấp giấy chứng nhận sở hữu chủ ngôi nhà đang cư ngụ. Với những gia đình có con còn ở độ tuổi đi học, thì chuyện hộ khẩu lại vô cùng quan trọng, không có cuốn sổ hộ khẩu thì ban giám hiệu nhà trường sẽ gạt hồ sơ nhập học. Chặng đường chạy xin hộ khẩu còn gian hơn các cuộc đua trường lực ở thế vận hội. Với những gia đình lao động thì xác xuất để được xét cấp là 1/10. Muốn có hộ khẩu nhanh phải có tiền lo lót cho bộ phận quản lý trị an của Công an CSVN quận. Với những cư dân hội đủ điều kiện nhập hộ khẩu nhưng thiếu chất “Tiền” thì hồ sơ cũng bị xếp lại chờ đợt sau. Chuyện hộ khẩu đã làm khốn đốn nhiều gia đình như hai trường hợp sau đây theo ghi nhận của báo Sài Gòn:
Gia đình anh D, trước kia là thành viên của công trường xây dựng Nhà máy thuỷ điện Trị An. Sau khi dòng nước Đồng Nai hoá thân làm điện, để cho vợ tiếp tục có công ăn việc làm ổn định ở cơ quan cũ, anh đã sang nhượng lại một căn hộ ở xã Phước Bình, huyện Thủ Đức (nay là phường Phước Bình, quận 9) ăn ở cho đến bây giờ đã mười năm có lẻ. Muốn nhập được hộ khẩu thường trú thì phải có chủ quyền nhà. Mà muốn ký được hợp đồng thuê nhà của nhà nước thì lại phải có hộ khẩu thường trú. Mâu thuẫn cực kỳ. Một ngày gần đây gặp anh D, khi chúng tôi đưa ra câu hỏi: Sống không hộ khẩu, ông có cảm nhận thế nào" Anh D cười buồn đáp: Nhiều lúc tớ có nghĩ suy thân phận của mình cứ như là công dân hạng hai. Không có hộ khẩu thường trú, nhà ở phải đứng tên chủ cũ, cái xe máy mua mới tinh phải nhờ thằng em họ đứng tên hộ. Con cái đi học phải đóng học phí nhiều hơn... Tóm lại là có nhiều cái bực mình, khiến con người ta lúc nào cũng cảm thấy như đang có một cái dằm cắm trong cơ thể, muốn nhổ phắt nó ra nhưng mà khó quá.

Vẫn là chuyện học hành của con cái, chị H quê ở Thanh Hoá, vào huyện Thủ Đức sinh sống đã gần chục năm, kể cho chúng tôi nghe một câu chuyện cười ra nước mắt:
- Năm học 1995 - 1996, sau khai giảng được một tháng, những phụ huynh của các em học sinh không có hộ khẩu thường trú tại huyện được nhà trường triệu tập họp đột xuất để phổ biến một chủ trương chết người. Ấy là tất cả học sinh không có hộ khẩu thường trú tại huyện phải ngay tức tốc chuyển đi nơi khác học. Thật là hơn sét đánh ngang tai. Những người dự họp thắc mắc, tại sao lại có lệnh đột ngột như vậy" Nhà trường cũng chỉ ngơ ngác trả lời: Đây là chỉ thị của cấp trên, chúng tôi chỉ biết phổ biến, còn tại sao thì các vị lên huyện, lên thành phố mà hỏi.
Bạn,
Chỉ còn gần ba tuần nữa là các trường học ở Việt Nam khai giảng niên khóa 1999-2000. Theo báo trong nước, trong những ngày này, nhiều gia đình tạm trú đã phải ứng trực ở văn phòng ban giám hiệu để năn nỉ cho con mình nhập trường, nhất là đối với học sinh lớp 1 bậc tiểu học. Chờ chực suốt ngày, họ nhận được câu trả lời: Chỉ xét học sinh có hộ khẩu mà thôi!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.