Hôm nay,  

Chạy Hộ Khẩu

16/08/199900:00:00(Xem: 6286)
Bạn,
Từ đầu tháng 8/1999 đến nay, hàng chục ngàn cư dân thuộc “diện tạm trú” tại Sài Gòn đã phải tất bật ngược xuôi để xin nhập hộ khẩu để bổ sung hồ sơ đăng ký nhà đất. Thiếu sổ hộ khẩu thì khó mà được cấp giấy chứng nhận sở hữu chủ ngôi nhà đang cư ngụ. Với những gia đình có con còn ở độ tuổi đi học, thì chuyện hộ khẩu lại vô cùng quan trọng, không có cuốn sổ hộ khẩu thì ban giám hiệu nhà trường sẽ gạt hồ sơ nhập học. Chặng đường chạy xin hộ khẩu còn gian hơn các cuộc đua trường lực ở thế vận hội. Với những gia đình lao động thì xác xuất để được xét cấp là 1/10. Muốn có hộ khẩu nhanh phải có tiền lo lót cho bộ phận quản lý trị an của Công an CSVN quận. Với những cư dân hội đủ điều kiện nhập hộ khẩu nhưng thiếu chất “Tiền” thì hồ sơ cũng bị xếp lại chờ đợt sau. Chuyện hộ khẩu đã làm khốn đốn nhiều gia đình như hai trường hợp sau đây theo ghi nhận của báo Sài Gòn:
Gia đình anh D, trước kia là thành viên của công trường xây dựng Nhà máy thuỷ điện Trị An. Sau khi dòng nước Đồng Nai hoá thân làm điện, để cho vợ tiếp tục có công ăn việc làm ổn định ở cơ quan cũ, anh đã sang nhượng lại một căn hộ ở xã Phước Bình, huyện Thủ Đức (nay là phường Phước Bình, quận 9) ăn ở cho đến bây giờ đã mười năm có lẻ. Muốn nhập được hộ khẩu thường trú thì phải có chủ quyền nhà. Mà muốn ký được hợp đồng thuê nhà của nhà nước thì lại phải có hộ khẩu thường trú. Mâu thuẫn cực kỳ. Một ngày gần đây gặp anh D, khi chúng tôi đưa ra câu hỏi: Sống không hộ khẩu, ông có cảm nhận thế nào" Anh D cười buồn đáp: Nhiều lúc tớ có nghĩ suy thân phận của mình cứ như là công dân hạng hai. Không có hộ khẩu thường trú, nhà ở phải đứng tên chủ cũ, cái xe máy mua mới tinh phải nhờ thằng em họ đứng tên hộ. Con cái đi học phải đóng học phí nhiều hơn... Tóm lại là có nhiều cái bực mình, khiến con người ta lúc nào cũng cảm thấy như đang có một cái dằm cắm trong cơ thể, muốn nhổ phắt nó ra nhưng mà khó quá.

Vẫn là chuyện học hành của con cái, chị H quê ở Thanh Hoá, vào huyện Thủ Đức sinh sống đã gần chục năm, kể cho chúng tôi nghe một câu chuyện cười ra nước mắt:
- Năm học 1995 - 1996, sau khai giảng được một tháng, những phụ huynh của các em học sinh không có hộ khẩu thường trú tại huyện được nhà trường triệu tập họp đột xuất để phổ biến một chủ trương chết người. Ấy là tất cả học sinh không có hộ khẩu thường trú tại huyện phải ngay tức tốc chuyển đi nơi khác học. Thật là hơn sét đánh ngang tai. Những người dự họp thắc mắc, tại sao lại có lệnh đột ngột như vậy" Nhà trường cũng chỉ ngơ ngác trả lời: Đây là chỉ thị của cấp trên, chúng tôi chỉ biết phổ biến, còn tại sao thì các vị lên huyện, lên thành phố mà hỏi.
Bạn,
Chỉ còn gần ba tuần nữa là các trường học ở Việt Nam khai giảng niên khóa 1999-2000. Theo báo trong nước, trong những ngày này, nhiều gia đình tạm trú đã phải ứng trực ở văn phòng ban giám hiệu để năn nỉ cho con mình nhập trường, nhất là đối với học sinh lớp 1 bậc tiểu học. Chờ chực suốt ngày, họ nhận được câu trả lời: Chỉ xét học sinh có hộ khẩu mà thôi!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.