Hôm nay,  

Học Sinh Bệnh Nhiêu Hơn

25/01/201600:00:00(Xem: 3065)

Bệnh, bệnh... lứa tuổi học trò bệnh nhiều hơn.

Báo Tuổi Trẻ ghi lời Bác sĩ Phạm Thị Nguyệt Ánh, Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường TP.SG, đã cho biết ở TP. Sài Gòn hơn 22% học sinh vẹo cột sống.

BS Ánh nói tại hội nghị tổng kết công tác vệ sinh lao động y tế trường học năm 2015 và phương hướng năm 2016 được tổ chức vào ngày 20-1.

Theo bác sĩ Nguyệt Ánh, có nhiều nguyên nhân làm trẻ cong vẹo cột sống như ngồi sai tư thế, bàn ghế sai quy cách, lao động nặng...

Cũng tại hội nghị này, bà Phạm Thị Ngọc Loan, phó giám đốc Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường, cho biết Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường và trung tâm y tế dự phòng quận huyện đã khám sức khỏe định kỳ cho 385 đơn vị với 177.422 người lao động.

Bản tin TT ghi thêm:

“Trong đó, tỉ lệ người lao động có sức khỏe từ loại kém đến loại rất kém chiếm 27,5%, riêng loại rất kém chiếm tỉ lệ 7,42%.”

Một bản tin từ Thông Tấn Xã VN cho biết rằng theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh tật ở lứa tuổi học đường hiện nay vẫn còn cao như cận thị (từ 20-35%), cong vẹo cột sống (15-30%).

Bên cạnh đó, những bệnh mới nổi ở lứa tuổi học đường do gánh nặng học tập, điều kiện xã hội, kinh tế phát triển làm gia tăng tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh (15-40%); rối loạn tâm thần học sinh (từ 7-25%); tỷ lệ mắc bệnh răng miệng cao (từ 60-95%).

Đặc biệt, gần đây nổi lên vấn nạn bạo lực học đường ở nhiều nơi, số học sinh có ý định tự tử tăng cao (16,9%), trong đó 21,8% phải đến bác sĩ điều trị; 4,7% học sinh hút thuốc lá và 22,5% học sinh đã từng uống rượu dẫn đến say.

TTXVN cũng nói rằng tỷ lệ học sinh thường xuyên rửa tay với xà phòng chỉ đạt khoảng 18%; tỷ lệ học sinh ít vận động là 42% và chỉ có 18,3% học sinh thường xuyên ăn rau trong ngày. Đây là các yếu tố nguy cơ chính gây nên bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư, tâm thần...

Trong khi đó, báo Một Thế Giới cho biết gần 15% học sinh tiểu học ở TP. SG mắc bệnh tăng huyết áp.

Đó là thực trạng về học sinh mắc bệnh tăng huyết áp được Trung tâm Dinh dưỡng TP.SG đưa ra tại Hội nghị tổng kết hoạt động dinh dưỡng năm 2015 và triển khai kế hoạch năm 2016 vào chiều 19.1.

Bản tin MTG ghi lời Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp - Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.SG, cho biết đến năm 2014 tỷ lệ thừa cân và béo phì của học sinh các cấp là 41,4%, trong đó tỷ lệ thừa cân là 22,4%, tỷ lệ béo phì là 19%.

“Điều đáng lo ngại là tình trạng học sinh các cấp mắc bệnh tăng huyết áp khá cao, đặc biệt tình trạng tăng huyết áp đã xuất hiện ở học sinh tiểu học lên đến 13,4%”, bà Diệp nói.

Nhìn cho sâu xa hơn: Điều đáng lo ngại thực ra là: cơ chế xã hội VN không cho các em tự do phát triển... Các em là hoa trồng trong chiếc chậu xã hội chủ nghĩa quá chật hẹp...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.