Hôm nay,  

Chợ Cũ, Chợ Mới

25/11/201501:00:00(Xem: 4301)

Tỉnh nào cũng nghe chuyện chợ cũ, chợ mới. Nguồn sống, nguồn kinh doanh của dân, nhưng cứ bị mấy chữ ký của cán bộ trên cao biến đồi nhiều khi rất là vô lý.

Như trường hợp ở “Hà Tĩnh: Di dời Chợ Kỳ Anh – Cuộc “đấu” chưa có hồi kết”… Điểm kỳ lạ: công an hang ngày bao vây chợ, trong khi tiểu thương ngủ lại, bám trụ vào chợ…

Tại sao phải đấu nhau dữ dội như thế?

Báo Doanh Nghiệp VN kể rằng từ 3 tháng nay, hàng trăm hộ tiểu thương của chợ Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh sống trong sự lo âu, sợ hãi xen lẫn với bất mãn về việc UBND thị xã Kỳ Anh ra thông báo số 81 về việc đóng cửa chợ Huyện để di dời đến chợ Cầu Đình, có tên là “chợ phía Nam thị trấn Kỳ Anh”.

Mà cũng khiếu nại lên cấp cao nhất rồi.

Bản tin DNVN kể:

“Cũng trong 3 tháng qua, đại diện cho 570 hộ tiểu thương đã cử nhiều đoàn mang tiếng nói của tiểu thương đến với Quốc hội và đã gửi 3 đơn khiếu nại đến Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hà Tĩnh trình bày về chủ trương của UBND thị xã Kỳ Anh xóa bỏ chợ Huyện có từ hàng trăm năm để di dời đến chợ mới là điều vội vàng với nhiêu lý do hết sức chính đáng.”

Nguyên khởi là vào ngày 11/8/2009, UBND huyện Kỳ Anh có công văn số 512/UBND – CT, trình UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc lập dự án đầu tư xây dựng chợ Nam thị trấn Kỳ Anh. Ngày 15/1/2010, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh có tờ trình số 18/TTr-SKH về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình chợ phía Nam thị trấn Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh. Trong tờ trình, Sở Kế hoạch và Đầu tư nêu rõ: Tên dự án “Chợ phía Nam thị trấn Kỳ Anh”, do UBND thị trấn làm chủ đầu tư.

Chợ phía Nam thị trấn Kỳ Anh được xây dựng tại khu phố Hưng Thịnh, tổng mức đầu tư hơn 72 tỷ đồng với diện tích 28.000 m2 và mục đích chính sau khi hoàn thành sẽ di dời chợ Xép.

Trước khi xây dựng chợ Nam thị trấn huyện Kỳ Anh, ngày 20/1/2010, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành quyết định số 156/QĐ-UBND nêu rõ: “Mục tiêu xây dựng chợ phía Nam thị trấn Kỳ Anh để thay thế chợ Xép đã xuống cấp, phục vụ nhu cầu khu vực dân cư phía Nam thị trấn do UBND thị trấn Kỳ Anh làm chủ đầu tư”. Vì thiếu vốn, dự án phải “đắp chiếu”.

Đầu năm 2015, chủ đầu tư được thay thế bằng công ty tư nhân Châu Tuấn. Ngày 4/5/2015, công ty Châu Tuấn có công văn số 26/CV-CT gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh và UBND huyện Kỳ Anh cũ, xin chủ trương sát nhập cả chợ huyện và chợ Nam thị trấn.

Tháng 10/2015, chợ hoàn thành và đưa vào sử dụng với tổng mức đầu tư 162,456 tỷ đồng, gồm 1.200 ki ốt, nhà kho đông lạnh rộng 150m2, khu vực chợ trời 1.000 m2. Vậy là, từ mục tiêu nhỏ, công ty Châu Tuấn và UBND huyện Kỳ Anh (nay là thị xã Kỳ Anh) đã thay đổi mục tiêu chợ Cầu Đình, thay thế cả chợ huyện, một trong những chợ lâu đời nổi tiếng của tỉnh Hà Tĩnh.

Tuy nhiên tại buổi đối thoại ngày 19/8/2015, các tiểu thương chợ huyện Kỳ Anh phản ánh với thái độ bức xúc cho rằng chính quyền các cấp không thông qua ý kiến toàn dân trước khi đưa họ vào chợ mới.

Một lãnh đạo cấp tỉnh cho rằng: việc xây dựng chợ Cầu Đình đã được thông qua ý kiến toàn dân. Nói xong, ông đưa ra “Biên bản tham vấn cộng đồng” được lập ngày 20/1/2015 như một bằng chứng. Biên bản có chữ ký của bà Bạch Thị Hường, Giám đốc công ty tư nhân Châu Tuấn, Trưởng ban quản lý chợ Kỳ Anh và chữ kỹ của 9 người (đại diện cho 570 hộ kinh doanh).

Nội dung của biên bản thể hiện sự bất cập của chợ cũ, các hộ tiểu thương kinh doanh tại chợ ủng hộ chủ trương xây dựng chợ mới… Ông Phồn, Trưởng ban quản lý chợ huyện Kỳ Anh khẳng định: “Từ khi công ty Châu Tuấn đầu tư xây dựng cho Kỳ Anh chưa một lần làm việc với BQL chợ và chưa hề họp để lấy ý kiến của nhân dân.

Còn chữ ký của ông và con dấu của BQL chợ thì không biết họ sao chép kiểu gì?”. Sau buổi đối thoại này, các tiểu thương đã có đơn tố cáo công ty Châu Tuấn giả mạo chữ ký của họ, yêu cầu công an điều tra làm rõ và xử lý nghiêm.

Do vậy, một cuộc chiến mới bùng nổ. Bản tin DNVN kể:

“Gần tháng nay, chính quyền thị xã Kỳ Anh tìm cách cấm chợ huyện, đêm đêm hàng trăm chị em tiểu thương ngủ tập thể quanh chợ để canh giữ. Ngày ngày, cơ quan chức năng dùng loa thông báo quyết định của Chủ tịch UBND thị xã về việc đóng cửa chợ huyện cũ, đưa chợ mới Kỳ Anh vào hoạt động.

Thông báo của Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh ra ngày 3/1/2015 yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, trường học đóng trên địa bàn, Chủ tịch UBND các xã, phường tuyên truyền, quán triệt sâu rộng cho cán bộ, đảng viên, giáo viên, học sinh và nhân dân biết chủ trương đóng chợ huyện, không tham gia mua bán ở chợ cũ.

Từ ngày 5/11/2015, chợ bị phong tỏa các lối vào, ra, có cả công an canh giữ ngày đêm. Nhiều năm qua, không ít nơi trên cả nước xây dựng chợ không hợp lý tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng rồi bỏ hoang.”

Báo Doanh Nghiệp VN đề nghị: ”Theo chúng tôi, nên để 2 chợ song song tồn tại. Theo quy luật phát triển, chợ nào không phù hợp sẽ bị phá sản.”

Than ôi… sao cứ ép bỏ chợ, để rồi cho công an phong tỏa các lối vào chợ như thế?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.