Hôm nay,  

Đồng Lương Ở Liên Doanh

10/11/199900:00:00(Xem: 6168)
Bạn,
Đã nhiều lần các chuyên viên cao cấp của ủy ban liên bộ Tài chánh-Lao động và Xã hội CSVN thừa nhận là quy chế và mức lương công nhân viên chức ở Việt Nam còn lạc hậu, lương tháng chỉ đủ sống trong 10 ngày và còn nhiều điều bất hợp lý khác. Trong lúc còn đang lúng túng chưa tìm ra một phương cách để giải toán bài lương cho công nhân viên thì hạ tuần tháng 10 vừa qua, bộ Lao động-Thương binh-Xã hội CSVN lại trình trên chính phủ CSVN bản dự liên quan đến cơ chế quy chế quản lý tiền lương trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các cơ quan, tổ chức nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Sau khi thông tin trên được phổ biến, các doanh nghiệp có vốn nước ngoài đã tổ chức nhiều buổi hội thảo theo yêu cầu của bộ Lao động-Thương binh-Xã hội CSVN. Theo ghi nhận của các chuyên viên, đây là vấn đề đang làm xôn xao các doanh nghiệp này, trong khi tình hình đầu tư nước ngoài, đang giảm sút mạnh. Các chuyên viên đã nêu ra các con số từ tài liệu thống kê vào cuối năm 1998, theo đó đã có 1,900 liên doanh có giấy phép thành lập tại Việt Nam, trong đó có 1,500 liên doanh đang hoạt động, thu hút khoảng 275,000 lao động trực tiếp và hàng trăm ngàn người khác làm các công việc xây dựng, gia công, dịch vụ liên quan. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động dưới bốn dạng: 55% là liên doanh, 40% là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, 3% là doanh nghiệp theo hợp đồng, 2% là doanh nghiệp liên doanh dầu khí và các nhà thầu khai thác thăm dò. Theo đánh giá của các cơ quan chức năng CSVN, mức độ và quy mô đầu tư từ đầu năm 1999 đến nay đã giảm đến 1/3, nhiều lao động Việt Nam bị thất nghiệp do các doanh nghiệp gặp khó khăn. Đề cập đến bản dự thảo nói trên, báo trong nước đã nêu ra một số điểm bất lợi cho tình hình đầu tư tại Việt Nam như sau:

Trong tình hình hiện nay, bản dự thảo của bộ Lao động-Thương binh-Xã hội lại trình chính phủ một phương thức mới quản lý tiền lương ở các doanh nghiệp này, tập trung vào mấy nội dung chính có thể làm cho tình hình đầu tư xấu hơn: áp đặt mức chênh lệch đồng lương của người lao động; áp dụng chế độ nâng bậc lương cho lao động VN trong liên doanh tối thiểu là cứ ba năm làm việc phải tăng một bậc;-người VN và người ngoại quốc nếu giữ chức vụ ngang nhau thì tiền lương thực tế được trả bằng nhau. Riêng người nước ngoài được hưởng thêm phụ cấp xa tổ quốc, tiền nhà ở, tiền điện nước sinh hoạt theo định mức; lương cán bộ VN làm trong liên doanh được trả cho cơ quan cử người tham gia liên doanh. Số tiền ấy sẽ được cơ quan điều tiết cộng thêm hệ số khuyến khích theo quy định.
Phương thức quản lý tiền lương trên đây xuất phát từ một tư duy đơn giản là cần phải quản lý nội bộ doanh nghiệp để “biết” nhưng lại coi nhẹ hai điều cơ bản trong tập quán làm ăn của thời buổi thị trường: điều 1 là lương là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động theo cung cầu thị trường và điều 2 là chế độ tự quản doanh nghiệp. Tất nhiên cả hai điều cơ bản này không đi ngược với các quy định cơ bản của luật Lao động. Khi Lao động được coi là nguồn nhân lực thì thu nhập của người lao động tùy thuộc vào các yếu tố: năng suất, tác phong, chất lượng, kỷ luật lao động và hiệu quả của xí nghiệp. Do vậy mà mức lương chênh lệch-thậm chí là chênh lệch hàng chục lần-giữa những người có trình độ, năng lực khác nhau là điều đương nhiên!

Bạn,
Theo ghi nhận của các báo trong nước, phần lớn nội dung trong bản dự thảo nêu trên không được sự đồng tình của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Nếu áp dụng họ sẽ tìm cách đối phó, và tình hình đầu tư tại VN lại càng thê thảm hơn!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ô nhiễm môi trường là nan đề... Có vẻ như Việt Nam không đặt làm ưu tiên... Báo Tài Nguyễn & Môi Trường kể chuyện Quảng Ngãi bó tay: Rác tràn lan Quốc lộ 1A, tỉnh Quảng Ngãi bí phương án xử lý.
Học nghề dĩ nhiên là dễ tìm việc hơn học chữ... Bao giờ cũng thế. Báo Dân Sinh kể chuyện Đà Nẵng: Trên 70% học sinh, sinh viên học nghề ra trường có việc làm.... Một bản báo cáo ghi rằng trong đó, một số nghề về dịch vụ du lịch, công nghệ thông tin, cơ khí, công nghệ ô tô, tỉ lệ có việc làm đạt 90 – 100%. Tỉ lệ thất nghiệp của lao động được đào tạo nghề chỉ chiếm 10% - 12% trong tổng tỉ lệ thất nghiệp của thành phố.
Phim nào là phim cấm trẻ em dưới 13 tuổi? Có chàng và nàng nắm tay? Hôn trán hay hôn môi? Hay nữ diễn viên hở hang 50%, hay 80%? Báo Thanh Niên kể rằng một phim bị dán nhãn C13 làm các nhà sản xuất phiền lòng.
Vậy là vào chung kết Giải Túc Cầu AFF... Bản tin TTXVN kể rằng: Sau chiến thắng 2-1 của đội tuyển Việt Nam trước đội tuyển Phillipines trên sân Mỹ Đình, hàng vạn người hâm mộ TP SG đã "tràn" xuống đường hò reo, hô vang khẩu hiệu "Việt Nam vô địch", "Việt Nam chiến thắng"...
Câu chuyện chỉ xảy ra tại thiên đường xã hội chủ nghĩa VN: Cầu vừa đổ bê tông đã sập.
Có phải quan chức VN ưa ném tiền ra cửa sổ? Hay phải chăng, nơi cửa sổ có người thân cán bộ đưa tay chụp tiền…
Lương thấp, tìm việc khó được nhận, khi công ty co cụm là bị cắt sớm… Đó là thân phận nữ công nhân.
Thế là cả nước gian nan với ô nhiễm môi trường. Thủ đô Hà Nội ô nhiễm, miền quê Nam bộ cũng ô nhiễm, miền núi cao Sơn La cũng ô nhiễm, cho tới Đà Nẵng ven biển góc trời cũng ô nhiễm…
Tuyệt vời là cụ Nguyễn Công Trứ. Hy hữu là cụ. Văn hay, chữ tốt, nghịch phá cũng là cụ. Báo Tổ Quốc hôm 29/11/2018 kể rằng sắp tới sẽ có: Nhiều hoạt động văn hóa kỷ niệm 240 năm ngày sinh danh nhân Nguyễn Công Trứ.
Khi phá núi, lại làm hại dân… Đó là trường hợp Hải Phòng. Báo Gia Đình VN kể: Người dân đội 7, xã Liên Khê, (Thủy Nguyên, Hải Phòng) liên tục phản kháng mạnh mẽ trước hoạt động “xẻ thịt” núi hang Bờ Hồ để khai thác đá của Công ty Nguyên Hà.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.