Hôm nay,  

Phá Chùa Trăm Gian...

10/10/201500:00:00(Xem: 3373)
Đó là Chùa Trăm Gian ở Hà Nội, một di tích quốc gia. Bây giờ không còn là ngôi Chùa Trăm Gian của lịch sử xa xưa. Lỗi của ai?

Báo Dân Trí viết theo báo Thể Thao &Văn Hoá cho biết các quan chức Hà Nội đã kiểm điểm các tập thể, cá nhân vụ "phá" chùa Trăm Gian.

Bản tin nói rằng vào ngày 9/10, Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ (Hà Nội) Nguyễn Minh Ngọc đã ký văn bản chỉ đạo Phòng Văn hóa Thông tin huyện và xã Tiên Phương (huyện Chương Mỹ) kiểm điểm các tập thể, cá nhân có liên quan đến sai phạm trong tu bổ di tích tại di tích Quốc gia chùa Trăm Gian. Thời gian thực hiện xong trước ngày 13/10/2015.

Cụ thể, Phó Chủ tịch Nguyễn Minh Ngọc chỉ đạo hai đơn vị trên kiểm điểm trách nhiệm các tập thể, cá nhân cán bộ công chức, nhân viên có liên quan đến việc giám sát, kiểm tra việc tu sửa cấp thiết vườn Tháp, nhà Ni tại di tích chùa Trăm Gian. Đồng thời, huyện Chương Mỹ cũng yêu cầu Phòng Văn hóa Thông tin tham mưu cho UBND huyện phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị tại huyện xin ý kiến của cấp quản lý di tích, các chuyên gia đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc tu sửa trên đối với các yếu tố gốc của di tích, đề xuất biện pháp xử lý, khắc phục phù hợp. Thời gian tổ chức hội nghị trong tháng 10/2015.

Bản tin Dân Trí nói:

“Trước đó, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội có gửi công văn cho huyện Chương Mỹ đề nghị kiểm tra, khắc phục việc tu sửa cấp thiết vườn Tháp, nhà Ni trong khu di tích chùa Trăm Gian.

Chùa Trăm Gian thuộc xã Tiên Phương (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) là di tích Quốc gia. Tuy nhiên, năm 2012 tại di tích này, sư trụ trì đã tự ý hạ giải gác Khánh và nhà Tổ để tu sửa khi chưa được phép của các cơ quan chức năng. Từ đầu cuối năm 2014, đầu năm 2015, sư trụ trì tiếp tục tu bổ vườn Tháp và nhà Ni sai với thỏa thuận của các cơ quan có thẩm quyền ảnh hưởng tới các yếu tố gốc của di tích và cảnh quan chung của chùa.”

Trong khi đó, báo Tuổi Trẻ ghi lời ông Đinh Mạnh Hùng - phó chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ (Hà Nội) - cho biết huyện đã chỉ đạo Phòng văn hóa - thông tin huyện và xã Tiên Phương (huyện Chương Mỹ) kiểm điểm trách nhiệm các tập thể, cá nhân có liên quan đến sai phạm trong tu bổ di tích tại di tích quốc gia chùa Trăm Gian.

Bản tin viết:

“Theo ông Hùng, từ cuối năm 2014 đầu năm 2015, sư trụ trì chùa Trăm Gian tiếp tục tu bổ vườn Tháp và nhà Ni sai. Trong thực hiện đã có những sai phạm ảnh hưởng tới các yếu tố gốc của di tích và cảnh quan chung của chùa, trong đó có trách nhiệm của các đơn vị giám sát để xảy ra sai phạm.


Ông Hùng cũng cho biết ngoài việc yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm, huyện Chương Mỹ cũng đã yêu cầu Phòng văn hóa - thông tin tham mưu cho UBND huyện phối hợp với Sở Văn hóa - thể thao TP Hà Nội tổ chức hội nghị tại huyện xin ý kiến của cấp quản lý di tích, các chuyên gia đánh giá mức độ ảnh hưởng việc tu sửa trên đối với các yếu tố gốc của di tích, đề xuất biện pháp xử lý, khắc phục phù hợp.

“Ngay trong tháng 10 chúng tôi sẽ tổ chức hội nghị lấy ý kiến các nhà nghiên cứu, chuyên gia về việc khắc phục những sai phạm vừa qua” - ông Hùng nói thêm.

Trước đó, năm 2012 tại di tích này cũng xảy ra những sai phạm khi sư trụ trì tự ý hạ giải gác Khánh và nhà Tổ để tu sửa khi chưa được phép của các cơ quan chức năng.”

Nếu không tu sửa, chùa sẽ hư hại thêm; tất nhiên, chùa xưa mấy trăm năm rồi? Nếu tu sửa, sẽ sai trật kiến trúc ngươ2ời xưa? Rồi tiền tu sửa ở đâu, vì chính quyền đâu có chi ra, vì nhà sư trụ trì tự ý sửa chùa trong khi chính quyền địa phương chưa cấp phép.

Nhiêu nan đề quá. Rất nhiều nan đề.

Ngưoòi ta có thể trích dẫn ra một bài Tham luận của Đại đức Thích Tâm Đức - Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Thanh Hóa tại Hội thảo HDPT, Hải Phòng, 10/12/2010, nghĩa là từ 5 năm trước, trích:

“Ở Miền Bắc Tăng Ni thường không ở chúng mà hay sống theo phương thức “Nhất Tăng, nhất tự” nên công việc bộn bề mà Tăng Ni Trụ trì không thể kham hết được, dẫn đến việc gì cũng biết nhưng không giỏi việc gì cả và không có thời gian chuyên sâu; Không có thời gian nhiều để tu chứ chưa nói đến hướng dẫn Phật tử tu.

Trình độ Tăng Ni Trụ trì cũng đáng báo động: Có những vị Tăng Ni đi Trụ trì, không có trình độ cơ bản về Phật học, không có khả năng đối nội, đối ngoại. Có những Tăng Ni Trụ trì không biết thuyết giảng Phật pháp, không biết hướng dẫn Phật tử tu học, cá biệt có những vị Tăng Ni Trụ trì hướng dẫn Phật tử vào con đường đồng bóng, bói toán, mê tín dị đoan.

Tăng Ni kiêm nhiệm Trụ trì: Như chúng ta thấy, Tăng Ni Trụ trì đã khó làm tròn trách nhiệm; Vậy mà có những Tăng Ni Trụ trì hàng hai, ba ngôi chùa. Cá biệt có những Tăng Ni kiêm nhiệm hàng chục ngôi chùa. Như vậy, những ngôi chùa kiêm nhiệm Trụ trì thì công tác hướng dẫn Phật tử sẽ ra sao? Không nói chắc ai cũng biết kết cục của nó. Đây là hiện tượng “Tham bát, bỏ mâm”....”(hết trích)

Đó mới là một phần thôi. Còn phần chùa di tích Quốc gia, ngay cả sư trụ trì cũng không có quyền gì hết, hóa ra chỉ làm chậu kiểng sân chùa thôi sao?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.