Hôm nay,  

Phạm Duy, Tiếng Nước Tôi

04/10/201500:00:00(Xem: 5778)
“…Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi
Mẹ hiền ru những câu xa vời
À à ơi ! Tiếng ru muôn đời
.
Tiếng nước tôi ! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui
Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi
Tiếng nước tôi ! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi
Thoắt nghìn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi…”

Đó là nhửng dòng nhạc trong bài “Tình Ca” của Phạm Duy.

Hôm Thứ Hai ngày 5 tháng 10-2015 sẽ là sinh nhật của nhạc sĩ Phạm Duy.

Ông là một nhạc sĩ lớn nhất trong dòng lịch sử âm nhạc Việt Nam. Phạm Duy là ngọn cây trên núi, nơi ai cũng ngước lên nhìn và không thấy ngọn.

Phạm Duy sinh ngày 5 tháng 10 năm 1921 và từ trần ngày 27 tháng 1 năm 2013.

Ông tên thật Phạm Duy Cẩn là một nhạc sĩ, ca sĩ, nhà nghiên cứu nhạc người Việt Nam. Wikipedia nói rằng Phạm Duy được coi như một trong những nhạc sĩ lớn nhất của nền Tân nhạc Việt Nam với lượng sáng tác đồ sộ cũng như đa dạng về thể loại, trong đó có rất nhiều ca khúc trở nên kinh điển và quen thuộc với người Việt. Nhạc của ông thường kết hợp những yếu tố của âm nhạc cổ truyền Việt Nam với các trào lưu, phong cách mới, tạo nên nhiều tác phẩm có tính đột phá, giàu ảnh hưởng đối với các nhạc sĩ thuộc nhiều thế hệ. Ngoài sáng tác và biểu diễn, ông còn có những công trình khảo cứu về âm nhạc Việt Nam có giá trị. Ông từng giữ chức giáo sư nhạc ngữ tại trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. Với hơn 70 năm sự nghiệp, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước, ông được coi là cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam.

Phạm Duy tự nhìn về mình:

“Tôi là một người hát rong, sung sướng được làm người hát rong của thế kỷ.”

Nhạc sĩ Trần Văn Khê nhìn về Phạm Duy:

“Một người nhạc sĩ có đầy nội lực hút hồn người khi ôm đàn say sưa hát những bài ca với chất giọng truyền cảm của một ca sĩ. Chính Duy đã làm được điều lạ thường đó.

…Phạm Duy là con người muốn sống tự do, không muốn sống theo quy luật, lề lối một cách áp đặt, bó buộc. Trên đường chánh trị thì không có đảng phái. Về mặt tín ngưỡng thì không nghiêng về phía tôn giáo nào. Duy sống theo con người của Duy, một con người tự do tự tại, phóng túng và ngang tàng, nhưng cũng “thẳng” và “thật” đối với chính cuộc sống của mình.”

Họa sĩ Tạ Tỵ nhìn về Phạm Duy:

“Phạm Duy, hai chữ đó là tên gọi, kỳ lạ thay, cũng là huyền thoại ngay trong thời gian có Duy góp mặt.”

Nhạc sĩ Tô Hải nhìn về Phạm Duy:

“Người nhạc sỹ có khối lượng tác phẩm đồ sộ và giá trị nhất Việt Nam đến ngàn đời còn lưu lại với sử xanh.”

Nhà văn Giao Chỉ Vũ Văn Lộc viết về Phạm Duy:

“Ông nhạc sĩ này khi vui buồn, khi ca ngợi tâng bốc khi chê bai, chửi bới trong đời thường, đều không phải là thực. Tất cả đều là hư chiêu. Nhạc của ông mới là chân lý. Thính giả của ông mới là đối tượng.”

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nói về Phạm Duy:

"Phạm Duy bàng bạc trong đời sống âm nhạc miền Nam."

Nhà văn Nguyễn Đình Toàn nhận định về Phạm Duy:

"Khi người ta cố giữ giọt nước mắt trong lòng hay để nó lăn dài trên má; khi người ta cười nụ nhỏ hay cất tiếng hát to; khi người ta quỵ ngã hay lúc hăng hái dấn bước trên đường; người ta đều có cho mình một câu hát của Phạm Duy."

Nhạc sĩ Lê Uyên Phương nhìn về Phạm Duy:

“Như tiếng chuông vọng đến từ hư vô. Như những tia chớp sáng ngời trong đêm tối. Như những tia nắng ấm đầu tiên của một ngày trong mùa Đông giá lạnh. Như những tia nắng chiều rực rỡ của một ngày đầy vui buồn của kiếp sống. Âm nhạc Phạm Duy đã đến trong mỗi cuộc đời Việt Nam như không khí trong bầu khí quyển của ca dao, tục ngữ, của truyện Kiều, của Cung Oán Ngâm Khúc, của Chinh Phụ Ngâm, của ngôn ngữ, của âm thanh, của cảm xúc Việt Nam. Trong đáy lòng của mỗi người Việt Nam, từ đã từng là một thiếu niên trong thời kháng chiến hay đến hôm nay là một thanh niên ở cuối thế kỷ 20, đều mang một dấu vết nào đó còn sót lại của bầu dưỡng khí đã nuôi lớn tâm hồn họ trong gần nửa thế kỷ nàỵ.”

Nhà thơ Nguyên Sa nói về Phạm Duy:

“Hôm nay, có những người thích Rong Ca, có những người mê Bầy Chim Bỏ Xứ, có những người ngất ngây với Hoàng Cầm Ca, có những tín đồ của Thiền Ca. Có những người yêu Phạm Duy của new age, của nhạc giao hưởng, của mini opera và của thánh ca hơn Phạm Duy của Tình ca, Phạm Duy của dân ca, Phạm Duy của Kháng chiến ca, Phạm Duy của thơ phổ nhạc. Và ngược lại, có những người, với họ, chỉ có Phạm Duy của Tình ca mới là Phạm Duy. Chỉ có Phạm Duy Kháng Chiến Ca. Chỉ có Phạm Duy thơ phổ nhạc. Chỉ có Phạm Duy, chỉ có Phạm Duỵ... Nhưng đó, bạn thích Phạm Duy nào, tùy bạn. Cũng vậy thôi Viên kim cương có một ngàn mặt. Khác biệt với tấm gương chỉ có một mặt. Cho nên phải chọn lựa, phải bàn cãi, phải bất đồng, phải suối ngàn đầu, sông trăm nhánh chảy về vĩnh viễn một đại dương.”

Và trong cương vị một người đời thường, tôi trân trọng cảm ơn kho tàng âm nhạc của nhạc sĩ Phạm Duy. Ông không chỉ là người hát rong của ngôn ngữ Việt, ông còn là người chắp cánh cho những ngôn ngữ này bay xa hơn, bay cao hơn và ngấm vào hồn người sâu hơn.

Ý kiến bạn đọc
10/10/201522:11:14
Khách
Phạm Duy là ai?
Hồi phong trào Việt Minh nổi lên, Phạm Duy đã đáp ứng lời kêu gọi tham gia kháng chiến chống Pháp và đi vào chiến khu.. Chỉ vài tháng sau, không chịu nổi gian khổ bèn bỏ "cách mạng" dinh tề (danh từ ám chỉ những kẽ phản bội kháng chiến trốn về thành phô)
1954- Chạy trốn cs di cư vào Nam.
Trong lúc cuộc chiến khốc liệt nhất thì ông cấu kết với các ca sĩ Lê Uyên- Phương, KhánhLy....tuyên truyền phản chiến qua các buổi trình diễn ca nhạc trong giới sinh viên.
Sau 30/4/1975 một lần nữa trốn chạy cs, di tản sang Mỹ.
Đến cuối đời, lại chạy chọt với nhà cầm quyền csVN để được hồi hương và chôn cất nơi quê nhà .(Có lẽ chi phí rẽ hơn ?)
Trong" gia tài âm nhạc đồ sộ" của ông có khoảng 400 nhạc phẩm ngoại quốc chuyển ngữ sang tiếng Việt mà lúc đầu ông cố ý mập mờ đánh lận con đen không ghi tên tác giả trên các ấn bản. Về sau bị báo chí Saigon phanh phui và danh từ "đạo nhạc" bắt đầu từ đó.
Câu nói bất hủ và mất dạy nhất của ông là : "Các nhạc phẩm của tôi đều được sáng tác trong cầu xí" !
"Nhìn lên thì thấy núi cao, nhìni xuống thì thấy Phạm Duy"
06/10/201507:44:09
Khách
Xem hinh PD hy hung duoc the cong dan Cong San. Hy hung tung ho CS de duoc hat ... du dan co bi doi ngheo, bat cong , nhung do la chuyen cua nguoi khac,mien minh sung suong la duoc :-) . https://www.google.com/search?q=pham+duy+the+cong+dan+viet+nam&biw=1280&bih=880&source=lnms&tbm=isch&sa=X&ved=0CAcQ_AUoAmoVChMIh4nepaqtyAIVS5aICh3uVAAJ#imgrc=gf1_qfV7FYofpM%3A
06/10/201500:50:14
Khách
Rất tiếc là bạn cảm thấy cần phải vẻ lá bùa lên cánh bướm...nhưng thưa bướm vẫn bay...và bùa cũng sẻ tan....Ông ta đi tự do và về cũng tự do...nhẹ nhàng hơn gánh nặng bạn đang nương...mong bạn một ngày sẽ quẳng...
04/10/201512:48:02
Khách
Là 1 nhạc sĩ giỏi ,là 1 tên vô luân hạng nhất và cũng là 1 người bị nhiều người xa lánh...
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.