Hôm nay,  

Trường Học Trong Mùa Lũ

9/15/200000:00:00(View: 6453)
Bạn,
Các trường học trên toàn VN đã chính thức khai giảng niên khóa 2000-2001 vào ngày 5 tháng 9. Thế nhưng trong một tuần qua, tại vùng biên giới Việt-Căm Bốt thuộc địa phận các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, nhiều trường bị ngập nước, thầy giáo và học sinh rất gian nan trong những ngày đầu của niên học mới. Một phóng viên báo Tuổi Trẻ đã ghi nhận như sau về những nhọc nhằn của học sinh và giáo viên ở những khu vực nói trên trong ngày tựu trường.

Tại Tân Châu, con đường bờ tây dẫn vào trường tiểu học A Phú Lộc chợt bé nhỏ hẳn đi so với biển nước mênh mông bao bọc chung quanh. Ở mép trong thì nước dưới kênh chảy xiết, còn mép ngoài thì sóng đánh oàm oạp như sóng biển. Hai bên cứ ép con đường bị lở dần rồi mất hút. Rất may trước cổng trường một vạt đường ngắn còn sót lại, được nối với một cây cầu chắc chắn bắc ngang bờ đông, nơi tập trung số học trò trên đường đi học. Như vậy còn có khả năng học được nhờ có vạt đường này. Lập tức, thầy trò và phụ huynh học sinh khẩn cấp đốn cây xóc nọc be bờ cho chắc chắn. Con đường được đắp cao hơn và gia cố thêm bao cát. Nhưng đến cổng trường rồi, để qua được lớp phải vào qua một đoạn đường chừng 5-7 mét nữa, mà nước đã ngập tới lưng quần. Không thể để học trò mặc quần áo ướt ngồi học mỗi ngày, các thầy giáo lại phải đốn cây tre, xóc chéo lại, gác cây dài lên thành cầu khỉ dã chiến nối cổng trường với lớp học.

Tại huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp, các phòng học xây mới ở các xã đều nằm cách xa đường, nằm sâu trong ruộng và lơi khơi trên mặt nước. Các phòng đều được xây cao vượt lũ, nhưng có điều học sinh muốn vô tới lớp thật hết sức nhiêu khê. Phó trưởng phòng giáo dục huyện cho biết nơi gần nhất cũng phải 20 mét, còn xa nhất tới 120 mét, đến trường đã cực rồi, vô lớp còn cực hơn. Hầu như 23 điểm trường trong huyện đều nằm trong tình trạng ốc đảo như vậy. Nhưng đó là nói điểm chính. Các điểm phụ chẳng những không có đường mà phòng học đều bị ngập lênh láng. Tại trường Tiểu học Thường Lạc 1, chỉ còn 4 ngày nữa khai giảng mà vắng lặng như tờ. Cả ba dãy phòng đều bị ngập, chỉ có cái cổng trường lẻ loi bên bờ là khô ráo. Các nơi đây đành nghỉ chờ nước rút. Cả huyện có 11 trường bị ngập như vậy, số học sinh nghỉ học chắc trên 2 ngàn.

Bạn,
Trên bờ kênh xã An Bình B, huyện Hồng Ngự, phóng viên báo Tuổi Trẻ bắt gặp hai đứa trẻ đang lúi húi kéo lưới bắt cá. Lẽ ra giờ này phải chuẩn bị đến trường, thế nhưng vẫn còn miệt mài ở đây. Hỏi ra thì mới biết cả hai em đều định nghỉ học. Đứa anh trai lớn tên là Bùi Minh Tâm thì quăng chài, cô em gái nhỏ Bùi Thị Kim Khanh đi theo gỡ cá. Tâm đã học đến lớp 7, Khanh học lớp 4. Tâm nói sở dĩ nghỉ học vì nhà em vừa mất trắng hết lúa trong vụ lũ lên bất ngờ hồi tháng rồi. Nhà không có gì ăn, cha phải hái rau muống ở biên giới Căm Bốt. Xuồng không có phải mướn xuồng của người ta với giá 3 ngàn đồng/ngày. Phóng viên hỏi: Mẹ đâu" Nghe hỏi tới mẹ, hai anh em bỗng bật khóc. Hồi lâu sau em mới thút thít: Mẹ bị nhiễm trùng huyết đã mất gần 6 tháng. Cha lo chữa trị cho mẹ nên mắc nợ, kế đến là mất lúa, nợ nần chồng chất cao hơn. Tụi con không còn cách nào khác là nghỉ học phụ cha kiếm tiền.

Tâm nói em còn một đứa em ở nhà nữa, tên Ngân. Năm nay Ngân vô lớp 1, đáng lẽ chuẩn bị đi học nhưng chẳng nghe cha nói gì. Chẳng thấy tập vở, áo quần gì hết. Kể đến đó, cậu bé mếu máo nói: Mà tiền đâu mua, gạo ăn còn hổng đủ, lấy đâu mà mua tập, chắc nó sẽ không được đi học chú ơi. Kể đến đó, rồi hai đứa trẻ lại thút thích khóc. Thế là cả ba anh em không được đến trường chỉ vì gia cảnh quá khó khăn...

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chuyện làm hàng mã là một kinh doanh giúp nuôi sống nhiều ngàn gia đình tại VN…Trên nguyên tắc, là dị đoan nhưng có tác dụng kinh tế.
Mì gói, mì gói, mì gói... Nếu không có mì gói, thế giới này sẽ trở ngại biết là bao nhiêu. Cứu trợ nạn nhân bão lụt cũng không biết gửi gì cho tiện. Bản tin VietQ kể: Số liệu thống kê mới nhất từ Hiệp hội mỳ ăn liền thế giới (WINA) cho thấy, sau 2 năm có dấu hiệu suy giảm, lượng tiêu thụ mỳ gói của Việt Nam đã tăng mạnh trở lại.
Có phải ung thư từ ô nhiễm môi trường? Đúng như thế. Có phải ung thư vì hóa chất tẩm vào thực phẩm? Đúng như thế. Có phải ung thư vì nhà máy phun khói mù mịt bầu trời? Đúng như thế. Có phải ung thư vì nguồn nước uống bị nhiễm độc, mất trong lành? Đúng như thế. Có phải ung thư vì khói xe mù mịt, vì bụi xi măng bên công trường bay ám sang khu phố, vì khu xử lý rác phải không làm tốt công việc, vì nhậu nhẹt tưng bừng? Đúng như thế. Và ung thư cũng vì chúng ta hại nhau, phun khói thuốc vào ám đầy nhà...
Khói thuốc hại vô cùng tận... Khói thuốc sẽ làm suy kiệt dân tộc... Bản tin Infonet nêu câu hỏi: Tăng thuế thuốc lá có làm gia tăng thất nghiệp? Đối với nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, kết quả nghiên cứu cho thấy, số việc làm tạo ra ở các ngành khác lớn hơn so với số việc làm bị mất đi của ngành thuốc lá.
Vậy là bão nữa rồi... Cũng Miền Trung, cũng quê ông Hồ... sao cứ mãi bão lụt, có phải trời hành cơn bão mỗi năm?
Bản tin Infonet kể: Các tỉnh đồng loạt cấm biển, di dời hơn 17.000 người... Để ứng phó với bão số 4, các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đã thực hiện cấm biển; di dời 14.036 người trên các lồng bè, lều, chòi canh và 3.301 người trên đất liền đến nơi an toàn.
Đó là kỷ lục thế giới: ngành sư phạm Việt Nam kém hấp dẫn... Báo Lao Động kể chuyện Gia Lai và Thanh Hóa: “Cả ngành sư phạm chỉ có 1 sinh viên: Đào tạo thế nào?”
Câu chuyện qua sông vẫn y hệt như phim ảnh của thế kỷ trước… Báo Dân Việt kể về: Con đường tre mạo hiểm dài hơn 100m trên sông ở Lạng Sơn. Để tới trường, tới chợ phiên phía bên kia sông Kỳ Cùng (Lạng Sơn), người dân thôn Xuân Lũng phải vượt qua cây cầu tạm được kết từ 17 bè tre.
Nhiễm HIV vì dùng chung kim tiêm? Trong khi có nghi vấn như thế, người y sĩ trong cuộc nói là không xài chung kim tiêm...
Đà Lạt đẹp tuyệt vời với hồ, với đồi, với rừng... nhưng bây giờ thì, đành than thở thôi. Báo Lao Động kể: Hồ Than Thở đang... “tắc thở”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.