Hôm nay,  

Câu Chuyện Phát Ngôn

04/04/201500:00:00(Xem: 3075)
Phát ngôn là hành động nói, là cho ý kiến về một điều gì... và ai cũng có khả năng phát ngôn, vì nói là một chức năng tự nhiên như đi, đứng, ngồi, nằm... Nhưng phát ngôn có khi hợp lẽ, như lời chia buồn trong tang lễ, có khi gây phản cảm khi làm cho người nghe khó chịu...

Chuyện mới đây, một ông hiệu trưởng cấm các giáo sư trong trường phát ngôn... vì quý thầy bênh vực cây xanh không hợp ý quan chức thành phố.

Chuyện cấm phát ngôn được VietnamNet kể:

“Ai có quyền “phát ngôn”?

Hiệu trưởng Đại học Lâm nghiệp có lẽ đã không hiểu rõ thế nào là “quy chế phát ngôn”, khi ông ra thông báo đòi xử lý cán bộ của trường phát biểu ý kiến liên quan tới vụ chặt hạ cây xanh ở Hà Nội.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 25/2013/QĐ-TTg Ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, dù không phải cơ quan hành chính nhà nước, Hiệu trưởng ĐH Lâm nghiệp cũng ra Quyết định số 926/QĐ-ĐHLN-TCCB ngày 5-9-2013 về việc Ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin của Trường...”(ngưng trích)

Câu hỏi rằng, ông hiệu trưởng có quyền cấm các giáo sư phát ngôn với tư cách đại diện cho trường Đại học Lâm nghiệp nhưng không lẽ cấm luôn việc phát ngôn với tư cách cá nhân, với tư cách một công dân?

Trong khi đó, một cách phát ngôn trong giới nghệ sĩ nhằm đưa tới công bằng hẳn là làm cho mọi người cũng nhận ra vấn đề rõ hơn.

Thí dụ, thành kiến xã hội về các cô mặc váy ngắn, thế là bất công vì xem nhân phẩm con người qua độ dài của váy.

Báo Người Đưa Tin kể chuyện này:

“Mới đây, rất nhiều người nổi tiếng trong làng giải trí Việt đã lên tiếng về thước đo định kiến xã hội đối với phụ nữ qua 3 tấm poster mô tả của nhóm sinh viên trường đại học Miami (Đức) với thông điệp Đừng đánh giá nhân phẩm của người phụ nữ qua những gì cô ấy mặc.

Đáng chú ý, phát ngôn về chân dài trong showbiz Việt liên quan tới việc mặc váy ngắn, đi giày cao gót của NTK Văn Thành Công đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.

Theo đó, Văn Thành Công rất rất ủng hộ thông điệp 'Đừng đánh giá nhân phẩm của người phụ nữ qua những gì cô ấy mặc' của trường đại học Miami đưa ra, đồng thời anh cũng minh chứng bằng việc đưa ra ví dụ cụ thể đối với chân dài trong showbiz Việt.


Văn Thành Công chia sẻ: Đánh giá phẩm chất của phụ nữ mà chỉ thông qua việc họ mặc váy ngắn tới đâu, đi giày cao bao nhiêu phân thì 70% chân dài trong showbiz là gái làng chơi quá. Bởi các người đẹp bây giờ toàn mặc sexy và đi giày cao gót.'...”(ngưng trích)

Tuy nhiên, đó là chuyện phát ngôn của giáo sư và nghệ sĩ. Bây giờ nói chuyện chính khách phát ngôn.

Trên báo Thế Giới Tiếp Thị, bài viết “Văn hóa phát ngôn của chính khách” của Nguyễn Văn Mỹ ghi nhận:

“...Tại cuộc họp quốc hội vào tháng 4 năm ngoái, bàn về trách nhiệm của Quốc hội khi đưa ra những quyết định, chủ trương sai, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nhấn mạnh: “Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai”...

...Còn Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khi trả lời chất vấn trước quốc hội hồi tháng 6.2014 đã giải thích con số dự toán 34.000 tỷ đồng trong dự thảo đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau năm 2015 là… “sai sót do lỗi kỹ thuật đánh máy”.

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông bị đội vốn gần 340 triệu USD; dư luận bức xúc, nhưng Cục trưởng Cục Đường sắt Nguyễn Hữu Thắng lại nổi nóng: “Chúng tôi làm được nhiều cũng không ai khen ngợi hết, điều chỉnh một tý đã rùm beng cả lên”.

Mới nhất, bên lề cuộc họp báo chiều 17.3.2015, Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long đã giải thích việc thực hiện đề án chặt 6.700 cây ở Hà Nội mà bỏ qua việc lấy ý kiến nhân dân: “Cái gì cũng phải hỏi ý kiến (dân) hay sao? Bây giờ chỉ có chuyện trồng cây mà phải hỏi ý kiến dân! Tôi hỏi thế đất nước bây giờ động đến cái gì đi hỏi dân thì bầu ra chính quyền làm gì…” Trước đó, ông Long còn đẻ ra những thuật ngữ mới khi phát biểu về việc cướp hoa tre đến đổ máu ở lễ hội đền Gióng: “cần lưu ý, chữ cướp ở đây không phải là cướp giật mà cướp có văn hóa!”…và…”(ngưng trích)

Đó là chính khách. Đó là phát ngôn.

Trong tất cả mọi hình ảnh phát ngôn, có lẽ nghệ sĩ phát ngôn vẫn thơ mộng nhất. Không như chuyện váy ngắn dài, kể cả các câu phát ngôn dù tức cươì thế nào từ các cô “chân dài, óc ngắn” vẫn có sự tha thiết với cuộc đời và chẳng hại ai cả - có lẽ thế.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.