Hôm nay,  

Dạy Và Học Tiếng Anh

2/8/201500:00:00(View: 4624)
Có một nan đề khi dạy và học tiếng Anh là: làm sao phát âm cho đúng.

Bởi vì, nhiều năm qua thầy cô dạy Anh văn vẫn bị than phiền là phát âm Anh ngữ không đúng --  do vậy, nói ra thì ngoài kiều không hiểu, và rồi khi giao tiếp cũng không hiểu ngoaị kiều nói cái gì. Thế là, phải quơ tay, quơ chân làm ngôn ngữ phụ.

Nhức đầu nữa là có trường hợp, học trò nhờ xem phim Anh ngữ và tự học YouTube nhiều, nên phát âm đúng hơn thầy cô giáo... và từ đây, những cảm xúc bất toàn khởi lên, gây căng thẳng cho lớp học.

Điểm làm phiền toái nữa là, tiếng Anh khi phát âm theo giọng Mỹ thì khác, gịong Australia lại khác, giọng Anh quôc lại khác -- dĩ nhiên, khỏi nói tới tiếng Anh giọng Hong Kong hay giọng Singapore.

Chỉ cần đối chiếu cũng nhức đầu: giả sử, một em học trò ở Rạch Giá, nghe ông thầy nói giọng Nghệ An, Hà Tĩnh... là cũng khó nghe rồi, dù là tiếng Việt thuần túy.

Huống gì là, còn nghe nói là tiếng Mỹ, cũng có giọng New York khác với giọng Los Angeles ở California, cũng khác với giọng Houston ở Texas...

Báo Thanh Niên hôm 5-2-2015 kể chuyện “Dạy tiếng Anh nhưng nói tiếng Việt nhiều hơn.”

Thực tế, chuyện đó là bình thường ở ngaà xưa và nay ở xứ mình. Thời mình học Anh văn ở trường Ziên Hồng cũng thế. Đơn giả vì thời đó, không có phương tiện Internet, truyền hình hay radio tiếng Anh dùng trong giờ học.

Ngay cả lúc đó, về nhà, muốn học them6 là mở sách ra tự học thôi.

Thời naỳ văn minh hơn, dĩ nhiên cần cải tiến.

Bản tin Thanh Niên ghi về một buổi tọa đàm giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh do ĐH Quốc gia TP.SG tổ chức sáng 4.2, nhiều đại biểu nêu rất thật thực trạng giảng dạy tiếng Anh tăng cường trong các trường ĐH hiện nay.

Bản tin viết:

“...Từ kinh nghiệm đứng lớp, thạc sĩ Phạm Tố Mai, giảng viên (GV) khoa Kinh tế đối ngoại Trường ĐH Kinh tế - Luật, cho biết: “Thực tế bài giảng dù được thiết kế bằng tiếng Anh nhưng GV phải sử dụng xen kẽ tiếng Anh và tiếng Việt. Khi giảng, GV phải nhìn mặt sinh viên (SV) để điều chỉnh việc dạy tiếng Anh hay tiếng Việt cho phù hợp bởi trình độ tiếng Anh của SV rất chênh lệch”. Cũng theo thạc sĩ Mai, GV được khuyến khích sử dụng tiếng Anh khi thuyết trình nhưng nếu diễn đạt không được lại chuyển qua tiếng Việt. GV cũng khuyến khích SV báo cáo bằng tiếng Anh nhưng chỉ có khoảng trên 30% SV làm việc này. “Bài thi kiểm tra cuối kỳ bắt buộc sử dụng hoàn toàn bằng tiếng Anh, tuy nhiên chúng tôi chỉ ra đề thi dạng bài trắc nghiệm chứ không dám ra tự luận”, thạc sĩ Mai thừa nhận.

Vấn đề giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh rất khó với GV. Số lượng GV có thể dạy bằng tiếng Anh thực sự không nhiều, có những khoa chỉ đếm trên đầu ngón tay...”(ngưng trích)

Xin để góp ý với quý thầy cô và các em học trò rằng, bây giờ có Internet, có thể tự học dễ dàng.

Chương trình học Anh văn có thể vào đài VOA, nếu muốn học theo giọng Mỹ; vào đài BBC nếu muôn đọc giọng Anh; vào đài radio Australia nếu muốn nghe giọng Úc.

Tât cả cũng đều lên Facebook rồi, một số lên YouTube.

Còn khi tự học, muốn học phát âm từng chữ hay cụm chữ, bạn có thể vào trang:

http://www.howjsay.com /

Thí dụ, bạn nơi đây có thể nghe phát âm chữ “home”, hay cụm chữ “nursing home.” Đó là giọng Mỹ.

Cũng có một trang web khác, cũng dạy phát âm:

http://www.forvo.com /

Riêng trang này có dạy phát âm theo nhiều giọng Mỹ, Anh, Úc, Ireland...

Nếu không có tiếng Anh là kể như mất nhiều cơ hội... Hãy nhớ như thế. Ráng lên, cố sức nhé. Ráng học cho quê nhà mai sau.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chuyện làm hàng mã là một kinh doanh giúp nuôi sống nhiều ngàn gia đình tại VN…Trên nguyên tắc, là dị đoan nhưng có tác dụng kinh tế.
Mì gói, mì gói, mì gói... Nếu không có mì gói, thế giới này sẽ trở ngại biết là bao nhiêu. Cứu trợ nạn nhân bão lụt cũng không biết gửi gì cho tiện. Bản tin VietQ kể: Số liệu thống kê mới nhất từ Hiệp hội mỳ ăn liền thế giới (WINA) cho thấy, sau 2 năm có dấu hiệu suy giảm, lượng tiêu thụ mỳ gói của Việt Nam đã tăng mạnh trở lại.
Có phải ung thư từ ô nhiễm môi trường? Đúng như thế. Có phải ung thư vì hóa chất tẩm vào thực phẩm? Đúng như thế. Có phải ung thư vì nhà máy phun khói mù mịt bầu trời? Đúng như thế. Có phải ung thư vì nguồn nước uống bị nhiễm độc, mất trong lành? Đúng như thế. Có phải ung thư vì khói xe mù mịt, vì bụi xi măng bên công trường bay ám sang khu phố, vì khu xử lý rác phải không làm tốt công việc, vì nhậu nhẹt tưng bừng? Đúng như thế. Và ung thư cũng vì chúng ta hại nhau, phun khói thuốc vào ám đầy nhà...
Khói thuốc hại vô cùng tận... Khói thuốc sẽ làm suy kiệt dân tộc... Bản tin Infonet nêu câu hỏi: Tăng thuế thuốc lá có làm gia tăng thất nghiệp? Đối với nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, kết quả nghiên cứu cho thấy, số việc làm tạo ra ở các ngành khác lớn hơn so với số việc làm bị mất đi của ngành thuốc lá.
Vậy là bão nữa rồi... Cũng Miền Trung, cũng quê ông Hồ... sao cứ mãi bão lụt, có phải trời hành cơn bão mỗi năm?
Bản tin Infonet kể: Các tỉnh đồng loạt cấm biển, di dời hơn 17.000 người... Để ứng phó với bão số 4, các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đã thực hiện cấm biển; di dời 14.036 người trên các lồng bè, lều, chòi canh và 3.301 người trên đất liền đến nơi an toàn.
Đó là kỷ lục thế giới: ngành sư phạm Việt Nam kém hấp dẫn... Báo Lao Động kể chuyện Gia Lai và Thanh Hóa: “Cả ngành sư phạm chỉ có 1 sinh viên: Đào tạo thế nào?”
Câu chuyện qua sông vẫn y hệt như phim ảnh của thế kỷ trước… Báo Dân Việt kể về: Con đường tre mạo hiểm dài hơn 100m trên sông ở Lạng Sơn. Để tới trường, tới chợ phiên phía bên kia sông Kỳ Cùng (Lạng Sơn), người dân thôn Xuân Lũng phải vượt qua cây cầu tạm được kết từ 17 bè tre.
Nhiễm HIV vì dùng chung kim tiêm? Trong khi có nghi vấn như thế, người y sĩ trong cuộc nói là không xài chung kim tiêm...
Đà Lạt đẹp tuyệt vời với hồ, với đồi, với rừng... nhưng bây giờ thì, đành than thở thôi. Báo Lao Động kể: Hồ Than Thở đang... “tắc thở”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.