Hôm nay,  

Dạy Và Học Tiếng Anh

08/02/201500:00:00(Xem: 4815)
Có một nan đề khi dạy và học tiếng Anh là: làm sao phát âm cho đúng.

Bởi vì, nhiều năm qua thầy cô dạy Anh văn vẫn bị than phiền là phát âm Anh ngữ không đúng --  do vậy, nói ra thì ngoài kiều không hiểu, và rồi khi giao tiếp cũng không hiểu ngoaị kiều nói cái gì. Thế là, phải quơ tay, quơ chân làm ngôn ngữ phụ.

Nhức đầu nữa là có trường hợp, học trò nhờ xem phim Anh ngữ và tự học YouTube nhiều, nên phát âm đúng hơn thầy cô giáo... và từ đây, những cảm xúc bất toàn khởi lên, gây căng thẳng cho lớp học.

Điểm làm phiền toái nữa là, tiếng Anh khi phát âm theo giọng Mỹ thì khác, gịong Australia lại khác, giọng Anh quôc lại khác -- dĩ nhiên, khỏi nói tới tiếng Anh giọng Hong Kong hay giọng Singapore.

Chỉ cần đối chiếu cũng nhức đầu: giả sử, một em học trò ở Rạch Giá, nghe ông thầy nói giọng Nghệ An, Hà Tĩnh... là cũng khó nghe rồi, dù là tiếng Việt thuần túy.

Huống gì là, còn nghe nói là tiếng Mỹ, cũng có giọng New York khác với giọng Los Angeles ở California, cũng khác với giọng Houston ở Texas...

Báo Thanh Niên hôm 5-2-2015 kể chuyện “Dạy tiếng Anh nhưng nói tiếng Việt nhiều hơn.”

Thực tế, chuyện đó là bình thường ở ngaà xưa và nay ở xứ mình. Thời mình học Anh văn ở trường Ziên Hồng cũng thế. Đơn giả vì thời đó, không có phương tiện Internet, truyền hình hay radio tiếng Anh dùng trong giờ học.

Ngay cả lúc đó, về nhà, muốn học them6 là mở sách ra tự học thôi.

Thời naỳ văn minh hơn, dĩ nhiên cần cải tiến.

Bản tin Thanh Niên ghi về một buổi tọa đàm giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh do ĐH Quốc gia TP.SG tổ chức sáng 4.2, nhiều đại biểu nêu rất thật thực trạng giảng dạy tiếng Anh tăng cường trong các trường ĐH hiện nay.

Bản tin viết:

“...Từ kinh nghiệm đứng lớp, thạc sĩ Phạm Tố Mai, giảng viên (GV) khoa Kinh tế đối ngoại Trường ĐH Kinh tế - Luật, cho biết: “Thực tế bài giảng dù được thiết kế bằng tiếng Anh nhưng GV phải sử dụng xen kẽ tiếng Anh và tiếng Việt. Khi giảng, GV phải nhìn mặt sinh viên (SV) để điều chỉnh việc dạy tiếng Anh hay tiếng Việt cho phù hợp bởi trình độ tiếng Anh của SV rất chênh lệch”. Cũng theo thạc sĩ Mai, GV được khuyến khích sử dụng tiếng Anh khi thuyết trình nhưng nếu diễn đạt không được lại chuyển qua tiếng Việt. GV cũng khuyến khích SV báo cáo bằng tiếng Anh nhưng chỉ có khoảng trên 30% SV làm việc này. “Bài thi kiểm tra cuối kỳ bắt buộc sử dụng hoàn toàn bằng tiếng Anh, tuy nhiên chúng tôi chỉ ra đề thi dạng bài trắc nghiệm chứ không dám ra tự luận”, thạc sĩ Mai thừa nhận.

Vấn đề giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh rất khó với GV. Số lượng GV có thể dạy bằng tiếng Anh thực sự không nhiều, có những khoa chỉ đếm trên đầu ngón tay...”(ngưng trích)

Xin để góp ý với quý thầy cô và các em học trò rằng, bây giờ có Internet, có thể tự học dễ dàng.

Chương trình học Anh văn có thể vào đài VOA, nếu muốn học theo giọng Mỹ; vào đài BBC nếu muôn đọc giọng Anh; vào đài radio Australia nếu muốn nghe giọng Úc.

Tât cả cũng đều lên Facebook rồi, một số lên YouTube.

Còn khi tự học, muốn học phát âm từng chữ hay cụm chữ, bạn có thể vào trang:

http://www.howjsay.com /

Thí dụ, bạn nơi đây có thể nghe phát âm chữ “home”, hay cụm chữ “nursing home.” Đó là giọng Mỹ.

Cũng có một trang web khác, cũng dạy phát âm:

http://www.forvo.com /

Riêng trang này có dạy phát âm theo nhiều giọng Mỹ, Anh, Úc, Ireland...

Nếu không có tiếng Anh là kể như mất nhiều cơ hội... Hãy nhớ như thế. Ráng lên, cố sức nhé. Ráng học cho quê nhà mai sau.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tóm tắt: Ngày xưa có một cô bé xinh xắn thường choàng cái khăn đỏ của bà nội cho nên người ta gọi cô là “ Bé Khăn Đỏ”. Một hôm bà nội ốm, mẹ sai cô bé mang bánh và sữa cho bà.
Thường khi, thân thế là điều cầu thiết, để cơ cấu một viên chức vào một chức lớn hơn, một chức quan trọng hơn, và trên nguyên tắc là trông có vẻ bất thường nhưng thực ra là rất thường.
CLMV là gì? Trong buổi lễ kỷ niệm ở Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đọc trước quan khách quốc tế và trước ống kính truyền hình Việt Nam là: Cờ Lờ Mờ Vờ.
Garden Grove (Bình Sa)- - Tại hội trường Thư Viện Việt Nam ở Garden Grove, vào lúc 2 giờ chiều Thứ Bảy ngày 3 tháng 12 năm 2016, Nhà Nghiên Cứu Vy Thanh đã cho ra mắt cuốn sách “Hồ Chí Minh Cứu Nước?”
Ngày Hội Cà Phê theo truyền thống tổ chức vào những ngày trong tháng 3 hàng năm tại Ban Mê Thuột. Tháng 3 hàng năm.
Trong tuần này, sẽ có một ngày quan trọng, được cử hành lễ từ lâu -- và nguyên thủy được Liên hiệp Quốc công nhận từ lâu. Đó là Ngày Quốc tế Nhân quyền.
Báo Dân Trí ghi lời đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy - Ủy viên Thường trực Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội - đại diện các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tiếp xúc cử tri quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) chiều 28/11:
Vậy mà, chưa ai thấy các quan lớn trong Bộ Chính Trị tự nguyện nộp tiền để “xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa” nhưng chỉ thấy dân nghèo thê thảm ở Thành phố Thanh Hóa cúng tiền.
Nhân chuyện ông Fidel Castro hôm 26/11/2016 từ sống chuyển sang từ trần, đủ thứ dàn hòa tấu bừng lên: Hà Nội ban lệnh quốc tang, Sài Gòn lặng lẽ đọc tin người tỵ nạn Cuba ở Miami tràn ra phố tưng bừng.
Lịch sử dân tộc Việt Nam là triền miên kháng cự quân Phương Bắc, từ xa xưa là thời Phù Đổng nhổ tre đánh tan giặc Ân, cho tới các trận vang danh thời vua Quang Trung thời Tây Sơn...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.