Hôm nay,  

Tạ Ơn hay Tạ Lỗi?

27/11/201400:00:00(Xem: 3195)

Câu hỏi “Tạ ơn hay tạ lỗi” là một câu hỏi lý thú đối với dân tộc Hoa Kỳ... tuy rất nhiều phen rộng lượng với nhân loại toàn cầu, nhưng cũng từng có một thời một số người trong thế hệ tổ tiên đã gây đau khổ cho người bản xứ da đỏ.

Bài viết của tác giả Đào Viên trong bài “TẠ ƠN và TẠ LỖI hay là SỰ THẬT và HUYỀN THOẠI” trên trang Thư Viện Hoa Sen (http://thuvienhoasen.org/) có mấy đoạn kể chuyện ít người biết. Xin trích như sau:

“...Theo cô Susan Bates, cũng là hậu duệ của người Da Đỏ thì chuyện Ngày Lễ Tạ Ơn trong đó những người Di Dân Hành Hương Pilgrims và người Da Đỏ vui vẻ cùng nhau ngồi ăn chung một bữa tiệc lớn là một chuyện có xẩy ra thật, nhưng chỉ xẩy ra có một lần. Chuyện Lễ Tạ Ơn đã thực sự xẩy ra rắc rối và bi thảm hơn nhiều.

Cô viết trong trang The Real Story of Thanksgiving (Chuyện Lễ Tạ Ơn đích thực) như sau:

“Chuyện này bắt đầu xẩy ra năm 1614 khi một nhóm những người thám hiểm người Anh đi thuyền về Anh chở theo rất đông người Da Đỏ bộ tộc Patuxet mang về để làm nô lệ. Bọn họ ra về nhưng để lại bệnh đậu mùa, một căn bệnh hầu như đã giết chết hết những người Da Đỏ đã chạy thoát. Khi người Di Dân Hành Hương Pilgrims đến eo biển Massachusetts, họ chỉ còn thấy một người Da Đỏ bộ tộc Patuxet còn sống. Người này tên là Squanto, từng thoát khỏi bị làm nô lệ bên Anh, mà cũng biết tiếng Anh. Squanto dậy cho người Di Dân Hành Hương (Pilgrms) cách trồng ngô, cách đánh cá. Anh ta còn điều đình được một cuộc hòa giải giữa người Di Dân Hành Hương (Pilgrims) với bộ tộc Da Đỏ Wampanoag. Một năm sau, (năm 1620), những người Di Dân Hành Hương bèn tổ chức ra một bữa tiệc lớn để vinh danh Squanto và bộ tộc Da Đỏ Wampanoag. Đó là lễ Tạ Ơn Đầu Tiên vậy.

Khi người Anh tại chính quốc biết tin là đồng bào họ đã tìm thấy thiên đàng trên vùng đất mới, một số người Anh ngoan đạo và rất sùng tín cực đoan, bọn Thanh giáo đồ (Puritans), bèn kéo nhau sang thật đông. Đến nơi khi họ thấy không nơi nào có rào dậu, họ bèn coi đó là đất hoang cho tất cả mọi người, Cùng với những người Anh đến trước, họ chiếm lấy đất đai, lùng bắt những thanh niên Da Đỏ để làm nô lệ và giết hết những dân Da Đỏ còn lại. Thế nhưng bộ tộc Pequot đã không đồng ý với hiệp ước hòa giải mà Squanto đã điều đình được. Họ chống đối lại người Anh. Cuộc chiến tranh Pequot đã là một cuộc chiến tranh tàn khốc nhất của người Da Đỏ từng làm.


Năm 1637, ở gần một nơi bây giờ là Groton, tiểu bang Connecticut, lối trên 700 người Da Đỏ, đàn ông, đàn bà, trẻ con thuộc bộ tộc Pequot đến hội họp để làm lễ Hội Trồng Ngô Xanh (Green Corn Festival) hằng năm, cũng là lễ Tạ Ơn của chúng ta. Trời chưa bừng sáng, dân Da Đỏ còn đang mơ màng giấc điệp thì bọn lính đánh thuê người Anh và người Hòa Lan tiến vào bắt họ phải ra ngoài. Người Da Đỏ nào đi ra thì bị bắn chết hay đập chết, trong khi những đàn bà trẻ con Do Đỏ chạy trốn trong lều thì bị thiêu sống. Ngày hôm sau, ông Thống đốc thuộc địa eo biển Massachusetts tuyên bố ngày hôm đó là Ngày Tạ Ơn, vì 700 người Da Đỏ không khí giới, đàn ông, đàn bà, trẻ con đã bị tàn sát.

Say men “chiến thắng”, những người Anh đi kiếm thuộc địa và những người Da Đỏ về hùa theo họ đã tấn công các làng Da Đỏ, làng này sang làng khác. Đàn bà và trẻ con trên 14 tuổi được bắt đem đi bán làm nô lệ, trong khi tất cả những người còn lại thì bị giết chết. Từng chuyến thuyền chở tới 500 nô lệ Da Đỏ đều đều rời hải cảng vùng New England. Người ta còn trả tiền cho những da đầu lột từ người Da Đỏ, hầu khuyến khích việc tàn sát.

Sau khi cuộc tàn sát những người Da Đỏ bộ lạc Pequot thành công ở vùng đất bây giờ là Stamford, Connecticut, nhà thờ (Thiên Chúa giáo) đã tổ chức một ngày Tạ Ơn thứ hai để ăn mừng chiến thắng chống bọn Da Đỏ mà người ta gọi là “bọn mọi dã man” (savages). Trong bữa tiệc, người ta đã chặt đầu dân Da Đỏ đem ra đá như đá bóng vậy...”(ngưng trích)

Đọc như thế, mới thấy rằng, văn minh là điều phải học, và phải trải qua nhiều thế hệ. Không phải tự nhiên người ta có thê biết từ bi bác ái... Bởi vậy, tạ ơn cũng có thể hiểu là tạ lỗi chăng?

Còn ở Việt Nam... bao giờ nhà nước mới nghĩ tới việc tạ lỗi với Miền Nam?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.