Hôm nay,  

Thất Nghiệp Buồn Không?

20/08/201400:00:00(Xem: 3390)

Câu hỏi là: khi thất nghiệp, bạn có buồn không? Khi xin việc bị từ chối, bạn có buồn không? Khi việc làm chỉ giành cho những người nộp tiền chạy chọt, bạn bị từ chối vì không tiền, bạn có buồn không? Khi việc làm chỉ ưu tiên cho con ông cháu cha, bạn có buồn không?

Một ông giáo đaị học đã khuyên rằng chớ có hốt hoảng... Có vẻ như Ban Tuyên Giáo đang lên tiếng?

Tiến sĩ Phạm Ngọc Hiền hiện đang là Giảng viên Khoa Xã hội, Trường Đại học Sài Gòn có bài viết đăng trên Báo Giáo dục Việt Nam hôm 16-8-2014, tưạ đề “Cử nhân, thạc sỹ thất nghiệp, không việc gì phải hốt hoảng,” trong đó tác giả lý luận:

“Ở các nước công nghiệp tiên tiến, người ta xem thất nghiệp là hiện tượng bình thường, còn ở Việt Nam được xem là vấn đề rất "bất thường".

Nạn thất nghiệp là hiện tượng phổ biến trong xã hội hiện đại. Ở các nước công nghiệp tiên tiến, người ta xem thất nghiệp là hiện tượng bình thường. Như ở Mỹ, thất nghiệp vẫn có lương và có nhiều thời gian rảnh để đi du lịch. Tuy nhiên, nạn thất nghiệp lại là vấn đề rất “bất thường” đối với một nước còn nặng tư duy tiểu nông chậm tiến như Việt Nam.

Theo thống kê của các cơ quan chức năng, đầu năm 2014, cả nước có 162.400 người có trình độ đại học bị thất nghiệp. Đặc biệt, ở đất học Nghệ An, hiện có tới 4.000 cử nhân đang thất nghiệp hoàn toàn. Số còn lại có khá nhiều người làm nghề tay trái hoặc việc làm không ổn định. Có nhiều lý do khiến nạn thất nghiệp gia tăng ở Việt Nam....”(ngưng trích)

Phải chăng, thất nghiệp cũng là bình thường xã hội chủ nghĩa?

Hẳn là có nhiều người không đồng ý vối ông giáo nêu trên.

Báo Dân Việt có bản tin tựa đề “Bi hài” cử nhân giấu bằng, xin làm... công nhân: Tay không bị chai, mời về!”

Báo Dân Việt viết theo lời một phóng viên giả làm người đi xin việc, trích:

“...Phỏng vấn trước tôi là Nguyễn Ngọc Mai (SN 1991, quê ở Đông Anh). Mai tỏ ra khá căng thẳng khi trả lời các câu hỏi. Tưởng đâu Mai đã trúng tuyển, nhưng bất chợt người tuyển dụng phát hiện cô tốt nghiệp ĐH Thương mại nên loại ngay. Nghĩ cảnh cả chục lần đi nộp hồ sơ không thành, phải ăn nhờ ở đậu phòng bạn cả tháng trời, Mai bật khóc, năn nỉ mà không được.

Người phỏng vấn tôi là cán bộ nhân sự tên M yêu cầu tôi giới thiệu về gia đình và bắt đầu kiểm tra hồ sơ.

- Em học ĐH ra à?

- Không ạ, em chỉ học phổ thông thôi.

- Em không cần nói dối, em không nói thì các chị cũng có nghiệp vụ để biết là em tốt nghiệp ĐH.

- (PV e ngại) Vâng, em học ĐH Sư phạm ra nhưng vì nhà nghèo quá không có tiền xin việc, nên em phải đi làm công nhân.

- Em học cao thế có làm ở đây lương cũng chỉ như các bạn không học gì thôi.

- Nhưng em chấp nhận mà chị. Chị giúp em với.

- Không được đâu em. Em tìm công việc khác phù hợp hơn mà làm.

Kiên nhẫn đợi tới cuối ngày, tôi được biết trong số gần 500 người cùng dự tuyển với mình hôm đó, có tới hơn 1 nửa bị loại vì “tội” có bằng cử nhân. Tuy nhiên, một nửa số qua được “quy trình loại cử nhân” cũng không ít người là cử nhân nhưng giấu được thân phận...”(ngưng trích)

Tiến sĩ Phạm Ngọc Hiền hẳn là không có người con nào đang thất nghiệp.

Và do vậy, Tiến sĩ họ Phạm không hiểu được chuyện thất nghiệp buồn biết mấy.

Cách đơn giản: Xin trường Đại Học Sài Gòn sa thải Tiến sĩ Phạm Ngọc Hiền, để biết thế nào là nỗi buồn thất nghiệp.

Ý kiến bạn đọc
09/10/201414:43:07
Khách
Tôi là Phạm Ngọc Hiền, ngưòi được nhắc đến trong bài báo. “Cử nhân, thạc sỹ thất nghiệp, không việc gì phải hốt hoảng,” ( http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Cu-nhan-thac-sy-that-nghiep-khong-viec-gi-phai-hot-hoang-post148712.gd ). Thực ra nhan đề bài viết là do ban biên tập đặt và có chỉnh sửa. Muốn biết bản gốc của bài báo xin đọc bài đăng trên báo lao động Đồng Nai "Vì sao cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp?". Nếu đọc kỹ bài báo này, sẽ hiểu tôi nói gì và quy trách nhiệm cho ai. Tôi đồng ý là nên có tranh luận nhưng tranh luận phải có văn hóa, còn tranh luận trong bài viết này, nhất là ở câu cuối là không có văn hóa. Xưa nay, chưa có bài viết nào ăn nói thiếu văn hóa với tôi như vậy. Vì uy tín của trang web, tôi đề nghị Việt báo nên cắt câu cuối hoặc cân nhắc lại khi đăng bài này.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.