Hôm nay,  

Một Quá Khứ Biến Mất

24/07/201400:00:00(Xem: 2964)

Trong khi thế giới đi tìm những dấu tích thật xa xưa của các điện đài đổ nát ở La Mã, những núi đồi với các tượng Phật cổ tích ở Afghanistan, những nét vẽ xưa cổ trong hang động Chauvet-Pont-d'Arc tại Pháp, những xác cổ nhiều ngàn năm trong các kim tự tháp bị cát sa mạc vùi lấp ở Ai Cập... các di tích cổ tại Việt Nam vẫn bị bỏ bê hoang phế.

Như dường các nhà khảo cổ thế giới trân trọng với các dấu tích văn hóa người xưa, trong khi chính quyền VN không bận tâm gì chuyện xưa, và có thê cũng chẳng quan tâm gì chuyện nay.

Nhiều quá khứ đang biến mất tại VN. Trong đó có một cổ thành Nam Bộ, và cũng là duy nhất ở Nam Bộ.

Bản tin VTC cho biết qua bản tin “Xót xa thành cổ độc nhất Nam Bộ sắp thành phế tích,” trong đó viết:

“Tường nứt, bong tróc, nhiều chỗ bị ẩm mốc, rễ cây cổ thụ ăn xuyên qua tường là thực trạng xảy ra tại thành cổ độc nhất Nam Bộ.

Dấu ấn vàng son

Thành cổ Biên Hòa tọa trên đường Phan Chu Trinh, phường Quang Vinh, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai là công trình có cấu trúc độc đáo, tồn tại từ hàng trăm năm nay đã được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia năm 2013.

Theo thư tịch cổ, thành Biên Hòa do người Lạp Man (Chân Lạp) đắp bằng đất vào thế kỷ XIV-XV với tên gọi là Thành Cựu, có chiều dài 338 trượng (1 trượng = 10 thước = 4,7 mét - theo chuẩn đo lường cũ của nước ta), cao 8 thước 5 tấc, dày 1 trượng.

Bên ngoài thành, hào được đào rộng 4 trượng, sâu 6 thước. Thành có 4 cửa và 1 kỳ đài (phía chánh điện). Mỗi cửa có cầu đá bắc ngang qua hào để làm lối lưu thông ra vào. Đến năm Minh Mạng thứ 18 (tức 1837), Thành Cựu được xây lại bằng đá ong và đổi tên là thành Biên Hòa.

Thành Biên Hòa được xây dựng là một đóng góp to lớn của các thế hệ tiền nhân tại Biên Hòa. Trong buổi đầu khởi công xây dựng thành bằng đất, năm 1834 đã có 1.000 người tham gia. Đến năm 1838, thành cổ được xây bằng đá ong đã có 4.000 dân tham gia.


Như vậy, tổng cộng hai lần xây dựng đã có 5.000 lượt người dân tại Biên Hòa tham gia xây dựng. Đó là thành quả lao động của người dân Biên Hòa – Đồng Nai xưa.

Theo nhiều sử sách ghi lại, vật liệu xây dựng thành Biên Hòa năm 1838 là vật liệu tại chỗ của Biên Hòa. Loại đá ong với những tảng lớn (hiện nay còn lại một số cạnh tường thành) cho thấy chúng được khai thác, vận chuyển khá kỳ công...”(ngưng trích)

Bây giờ thì sao?

VTC cho biết, cổ thành đang trở nên hoang phế, xuống cấp nghiêm trọng, có thể sụp đổ bất cứ lúc nào, xuống cấp nghiêm trọng.

Bản tin viết:

“Các hạng mục, công trình bên trong thành hầu như không còn nguyên vẹn. Hai ngôi biệt thự cùng 2 lô cốt ở phía Đông và phía Bắc thành như đang trong tình trạng sắp sập đổ.

Các bức tường hầu như đã bị nứt và bong tróc, nhiều chỗ bị ẩm mốc. Rễ cây cổ thụ ăn xuyên qua tường làm nứt, tách vữa trát. Sàn gạch bị bong tróc, có nơi thủng từng mảng lớn.

Chiếc cầu thang sắt dẫn lên lầu cũng đã hoen gỉ mất đi vài bậc, mái ngói thủng nhiều mảng lớn. Các cửa tầng áp mái đã mất cánh tạo chỗ cho dơi, chim, chuột sinh sống… Ngoài ra, hệ thống tường có nhiều đoạn đã bị sập đổ, cổng thành đã mất.

Theo thẩm định của cơ quan chức năng, mức độ tổn thất của tường thành là 70%, nội thất thiết bị của nhà cổ phía Tây đã bị tổn thất hoàn toàn, thang và cửa hỏng 90%...”

Hãy suy nghĩ: tại sao các di tích Hy Lạp trở thành tài sản lớn của ngành du lịch?

Tại sao các kim tự tháp Ai Cập lại thu hút du khách toàn cầu?

Hãy suy nghĩ: thêm vài thế kỷ nữa, sẽ có nhiều nhà khảo cổ tới Việt?Nam tìm hiểu về các di tích cổ thành Nam Bộ, và rồi chẳng thấy gì hết, chỉ trừ vài bài báo trên trang giấy đầy bụi thời gian.

Có những quá khứ cần quên đi, vì chỉ gây thêm đau đớn, chia rẽ... Nhưng cũng có những quá khứ cần trân trọng -- hãy nghĩ cho kỹ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.