Hôm nay,  

Chuyện Về Chiếc Cầu

3/26/201400:00:00(View: 4060)
Gắn liền với dân tộc mình là những chiếc cầu. Vì nơi nào cũng có sông, có rạch. Do vậy, vui cũng chiếc cầu, mà buồn cũng chiếc cầu.

Ca dao ông bà để lại đã có nhiều hình ảnh đẹp về cầu.

Thí dụ, hình ảnh cầu tre, Nam Bộ còn gọi là cầu khỉ:

Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi
Khó đi mượn chén ăn cơm
Mượn ly uống rượu, mượn đàn kéo chơi...

Hay là, mối tình vương vấn cũng nơi cầu:

Không đi thì nhớ thì thương
Đi thì lại mắc cái mương cái cầu
Không đi thì nhớ thì sầu
Đi thì lại mắc cái cầu cái mương.

Đó chỉ mới là những chiếc cầu nhỏ, chớ còn chiếc cầu dài thì rtấ là đẫm lệ:

Qua cầu một trăm cái nhịp
Em không theo kịp kêu bớ hỡi chàng
Cái điệu tào khang sao chàng vội dứt
Đêm nằm nghỉ tức, giọt lệ tuôn rơi
Nhón chân lên kêu: "bớ hỡi trời!
Ai bày mưu cho bạn, bạn dứt nơi ân tình"

Hay là hình ảnh chàng tìm nàng nơi bến sông, nơi chân cầu:

Tìm em chẳng thấy em đâu
Lội sông chẳng tới, qua cầu lại xa.
Bây giờ trông thấy em ra
Lội sông cũng được, cầu xa lại gần.

Hay là, mối tình có lúc phải gay gắt với nàng:

Đi ngang cầu sắt nắm lấy cho chắc
Anh hỏi gắt cô bạn chung tình
Thương không thương phải nói cho thiệt
Để anh lên xuống nhọc nhằn tấm thân

Nhưng tới chuyện chiếc cầu cũng chẳng có, để cô giaó và học trò ở xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên phải ngồi trong túi nilon để nhờ người đưa qua suối đến trường thì hết nước nói.

Thế quan chức Điện Biên nói gì về chuyện làm cầu cho dân vượt suối? Theo Báo Tin Tức:

“Như tâm sự của Giám đốc Sở GTVT tỉnh Điện Biên Nguyễn Đình Giang, với một tỉnh miền núi nghèo, 98% ngân sách phải trông chờ Trung ương hỗ trợ, thu ngân sách 1 năm chỉ suýt soát 600 tỷ đồng, bằng một nhà máy dưới xuôi… thì những điểm qua suối nguy hiểm mà thiếu cầu như con suối Nậm Pồ (xã Nà Hì, huyện Nậm Pồ, Điện Biên) còn khá nhiều. Ai chẳng thắt ruột khi chứng kiến cảnh các em qua suối trong túi nilon như vậy, như Giám đốc Sở tâm sự chân thành.

Thế nhưng, “cái khó bó cái khôn”, kinh phí lấy đâu ra để xây cầu cho dân? Tỉnh thì không có vốn, muốn Trung ương đầu tư thì cũng phải chờ có ngân sách. Vậy nên, như ông Giang nhẩm tính, cả tỉnh hiện còn tới 51 điểm qua suối cần đầu tư xây dựng cầu treo dân sinh, với tổng kinh phí khoảng 200 tỷ đồng (bằng 1/3 thu ngân sách tỉnh 1 năm).” (ngưng trích)

Than ôi, nếu thế thì bó tay sao?

Một thống kế mới do thông tấn TTXVN đưa ra hôm 25-3-2014, cho thấy:

“Cả nước hiện có 1.944 cầu treo, trong đó có 809 cầu (hơn 40%) đã bị hư hại, xuống cấp cần sửa chữa.

Theo ông Khuất Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông, Bộ Giao thông Vận tải, cả nước hiện còn hơn 40% cầu treo đã bị hư hại, xuống cấp cần được sửa chữa. Việc xác định chính xác số cầu cần sửa chữa sẽ thay đổi khi có đánh giá chi tiết về kỹ thuật.

Thống kê của Bộ Giao thông Vận tải tại 56 tỉnh thành trên cả nước tính đến ngày 22/3 cho thấy, cả nước có 1.944 cầu treo, trong đó 1.833 cầu (94%) nằm trên hệ thống đường liên thôn, liên xã. 6% còn lại, tương đương 111 cầu nằm trên đường huyện. 7 tỉnh, thành chưa báo cáo kiểm tra, rà soát cầu treo gồm Hà Nội, Khánh Hòa, Gia Lai, Bình Dương, Tiền Giang, Cần Thơ, Cà Mau.”(ngưng trích)

Hóa ra, thiên đường xã hội chủ nghĩa là trẻ em sẽ được đi tới trường bằng tàù ngầm -- ngồi vào bao nilon, kéo qua suối vậy.

Hỡi cầu ơi cầu.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Có phải VN sắp đóng cửa Đại Học Y Khoa? Bởi vì tương lai sẽ mở cửa đón hàng ngàn bác sĩ Cuba vào?
Vậy là lại tăng học phí… Tại thủ đô Hà Nội. Hóa ra là kinh tế thị trường cả ngành giáo dục.
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có vẻ có lợi cho kinh tế Việt Nam, nhưng nhiều cơ nguy xuất hiện từ khi TQ bắt đầu phá giá nhân dân tệ, và VN phải giảm tỷ giá với USD.
Cuộc vui nào cũng tới lúc tàn… Đại lễ nào cũng tới lúc bế mạc… Bản tin TTXVN ghi rằng trang Buddhistdoor Global của Hong Kong (Trung Quốc) đưa tin Đại lễ Vesak lần thứ 16 đã kết thúc thành công tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc sau 3 ngày làm việc với 5 hội thảo quốc tế.
Bản tin Zing kể về Đại Lễ Vesak ở Hà Nam: 65.000 ngọn nến thắp sáng đêm hội Vesak ở ngôi chùa lớn nhất thế giới. Đêm 13/5, hàng chục nghìn người tập trung về Tam Chúc, ngôi chùa lớn nhất thế giới ở Hà Nam, để cầu nguyện bình an và thả hoa đăng nhân dịp lễ Vesak 2019.
Sáng ngày Chủ Nhật 12-5-2019, tại Trung tâm hội nghị quốc tế chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam, đã trọng thể diễn ra lễ khai mạc Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc (LHQ) - Vesak 2019, cũng là Đại lễ Vesak LHQ lần thứ 16, do GHPGVN tổ chức.
Chủ Nhật ngày 12 tháng 5/2019 là ngày nhiều quốc gia trên thế giới mừng Ngày Lễ Mẹ. Ai cũng có một bà mẹ, ai cũng được nâng niu chìu chuộng từ những ngày chưa ra đời, trong ngày chào đời và những ngày trưởng thành theo năm tháng.
Chủ Nhật 12 tháng 5 năm 2019 là Ngày Lễ Mẹ tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia. Nơi đây sẽ đăng một số bài thơ liên hệ tới tình mẹ-con.
Cho học sinh học chống tham nhũng? Chuyện lạ… Người lớn chống tham nhũng là bị đàn áp liền, hà huống gì trẻ em.
Vào bệnh viện, tưởng là sẽ được chữa hết bệnh, ai ngờ chỉ một mũi thuốc… thế là chết trên giường bệnh, hết cứu nổi. Đó là chuyện xảy ra ở Hà Nội.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.