Hôm nay,  

Chùa Ông Khác Chùa Phật

08/01/201400:00:00(Xem: 6168)
Có chuyện sóng gió đang xảy ra tại Chùa Ông ở tỉnh Quảng Ngãi... Và nên biết rõ rằng, các ngôi Chùa Ông là tín ngưỡng khác, không nên nhầm với các ngôi chùa Phật Giáo.

Báo CAND hôm 7-1-2014 có bản tin tựa đề “Rải tờ rơi nói xấu người tình,” trong đó cho biết một phụ nữ đã rải tờ rơi, tức là truyền đơn, để bôi nhọ người tình cũ, phân phát khắp các chợ, ngả đường...

Báo này viết:

“Hôm qua (6-1), Phòng An ninh chính trị nội bộ CA tỉnh Quảng Ngãi cho biết đã làm rõ vụ đối tượng rải tờ rơi bôi nhọ ông T.Q.T - Trưởng Ban Quản lý chùa Ông ở xã Nghĩa Hòa, H. Tư Nghĩa, Quảng Ngãi. Được biết, chùa Ông là ngôi chùa được công nhận Di tích Quốc gia năm 1993, được người dân khắp nơi tôn kính vì sự linh thiêng, cổ kính. Đây là ngôi chùa cổ nhất ở Quảng Ngãi, được xây dựng hơn 200 năm.

Theo hồ sơ điều tra, tối 27-8-2013, đối tượng xấu đã rải tờ rơi dọc đường từ Trường THPT Thu Xà đến quán don của bà Thương (thuộc xóm 1, thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa). Người dân truyền tay nhau tờ rơi và bàn tán xôn xao vì tờ rơi nói xấu người đứng đầu chùa Ông là ông T.Q.T. Nội dung tờ rơi cho biết, ông T. lấy tiền công quỹ của chùa tiêu xài trác táng, quan hệ tình ái rồi dẫn gái về chùa, lừa tình lừa tiền phụ nữ và giành giật gái với con ruột của mình… Cuối tờ rơi đề là "Nhân dân xã Nghĩa Hòa đồng kính báo!".

Nhiều ngày sau, hàng trăm tờ rơi với nội dung như trên tiếp tục được rải ở nhiều địa phương khác. Đơn cử như đêm 6-9, trên đường Hai Bà Trưng, TP Quảng Ngãi, người dân nhặt được nhiều tờ rơi và cũng bàn tán xôn xao, đặt nhiều nghi vấn về ông T. vì cho rằng "không có lửa làm sao có khói?". Một đồn mười, mười đồn trăm, sự việc trên càng gây xôn xao dư luận, mất ANTT tại địa phương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, tôn nghiêm chùa Ông. Không dừng lại đó, vào ban đêm, kẻ xấu nhiều lần ném phế phẩm vào nhà ông T.Q.T khiến ông vô cùng lo lắng, căng thẳng tột độ.”(ngưng trích)

Công an Quảng Ngãi điều tra ra là bà Lê Thị Khoa (59 tuổi, trú TT La Hà, H. Tư Nghĩa) là kẻ phát truyền đơn chụp mũ người tình xưa...

Chỗ này cần ghi nhận, Chùa Ông là nơi thờ tướng công Quan Vũ, còn gọi là Quan Vân Trường, thường được gọi là Ngài Quan Công. Tất cả các nơi có đông người gốc Hoa đều có các Chùa Ông khổng lồ, thí dụ như Chợ Lớn (ở Sài Gòn), Bình Dương, và vân vân. Quảng Ngãi cũng thế. Người giữ Chùa Ông không phải là các vị sư. Phải nói thế để không nhầm.

Nhưng Chùa Ông ở Tư Nghĩa, Quãng Ngãi, thiết lập từ bao giờ?

Báo Quảng Ngãi năm 2012 có bài viết tựa đề “Di tích Chùa Ông ở Thu Xà” đã ghi nhận:

“Chùa Ông (Quan Thánh Tự) tọa lạc tại thị tứ Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, cách thành phố Quảng Ngãi 10km về hướng đông. Chùa được 4 bang người Hoa Minh hương (Phúc Kiến, Triều Châu, Hải Nam, Quảng Đông) sống tại vùng Thu Xà kiến lập vào năm Minh Mạng thứ hai (1821) và đã trải qua 4 lần trùng tu vào các năm 1881, 1894, 1920, 1990.

Chùa Ông thờ Quan Vũ ở gian chính điện, thờ Quán Thế Âm Bồ Tát (người vùng biển Trung Hoa và Việt Nam gọi là Phật Quan Âm Nam Hải) ở gian hậu cung theo mô hình “Tiền thánh hậu phật”. Ngoài ra ở hậu cung còn thờ Thiên Hậu, Kim Đẩu và 12 bà mụ.

Cộng đồng người gốc Hoa Nam, sống phiêu bạt ở nhiều nơi trên thế giới đặc biệt tôn thờ và ngưỡng vọng Quan Vũ (còn gọi là Quan Công, hiệu Vân Trường, vị tướng phò Lưu Huyền Đức nhà Thục Hán, thời Tam Quốc, bên Tàu), vì ông là người trung tín, trượng nghĩa - những đức tính cần thiết giúp họ giữ mối kết đoàn, tương trợ để tồn tại và vươn lên trong cuộc sống nhiều bất trắc, gian nan.

Rời quê hương ra đi, hầu hết người Hoa Nam theo đường biển. Trong các cuộc hải hành nhiều ngày lênh đênh trên biển, họ luôn cầu khẩn Quán Thế Âm Bồ tát (Phật Quan Âm Nam Hải) và Thiên Hậu thánh mẫu (bà Thiên Hậu) phù hộ, độ trì để vượt qua sóng to, gió cả, tìm được chốn an lành để dung thân.

Sự tôn sùng của các bang hội Hoa Nam đối với Quan Vân Trường, Phật Quan Âm Nam Hải và bà Thiên Hậu lại phù hợp với tín ngưỡng và niềm tin của người Việt, đặc biệt là cư dân vùng ven biển. Chính vì vậy, chùa Ông, tuy ban đầu do tứ bang Minh hương tạo lập, nhưng dần đã trở thành nơi thờ phụng chung cho người Việt lẫn người Hoa...”(ngưng trích)

Do vậy, người tình cũ bị bà Lê Thị Khoa rải truyền đơn bôi nhọ không phải là nhà sư. Và Chùa Ông là Chùa Ông, không phải Chùa Phật...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.