Hôm nay,  

Cơ Sở Dạy Nghề Lạc Hậu

21/02/200300:00:00(Xem: 4784)
Bạn,
Theo các báo quốc nội, dạo này tại VN có quá nhiều hội thảo. Thời báo Kinh Tế Việt Nam nhắc đến 1 cuộc hội thảo mà lại tổ chức “bên lề” một cuộc triển lãm “Đào tạo - việc làm Pháp” vào đầu năm 2003 này, tưởng như chẳng mấy ai để mắt tới. Song, bóc qua “lớp vỏ” hội thảo, lộ ra “cái nhân bánh” rất hấp dẫn: Những vấn đề then chốt trong đào tạo kỹ thuật. Cứ đối chiếu với những bài thuyết trình của các giảng viên các trường kỹ thuật có tiếng ở các địa phương của Pháp, mới thấy rằng chương trình đào tạo công nhân kỹ thuật của VN hiện nay chưa được bằng hình ảnh của Pháp thập kỷ 60-70. May ra giống như âm bản của Mỹ cách nay l00 năm. Trình bày thực trạng dạy nghề tại VN, Thời báo Kinh Tế Việt Nam viết như sau.
Ai có thể tin rằng Hà Nộiâ, tới giờ chưa hề có một Trường đào tạo công nhân kỹ thuật cao. Có tới hơn 80% các cơ sở đào tạo nghề đều không phải của nhà nước. Tức là của các doanh nghiệp, công ty tư nhân. Chuyện đó không đáng lo. Đáng lo là hầu hết các cơ sở này đều thuê trụ sở có tính chất tạm bợ. Tạm bợ nên chẳng mấy quan tâm tới đầu tư xây dựng cơ sởdạy nghề, đào tạo. Hầu hết không có cơ sở gọi là, tàm tạm cho học viên yên tâm ăn học. Đã vậy, nhà xưởng, trang thiết bị thì xộc xệch, lạc hậu. Nguy hơn là mỗi cơ sở đào tạo, dạy nghề đều tự biên soạn giáo trình. Cứ thế mà cho ra lò nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Chả cần biết xã hội cần gì, ngành nào cần bao nhiêu. Thợ nào thiếu, thợ nào thừa.

Năm ngoái, tại một cuộc Hội chợ việc làm, hai bên cung-cầu mới có dịp hội ngộ và chợt ngộ ra rằng chỉ đào tạo thợ mà mình có chứ không phải thị trường cần. Công nhân kỹ thuật bậc cao mà các doanh nghiệp cần thì các cơ sở đào tạo chỉ đáp ứng được chừng 30 - 35%, nhất là những ngành mũi nhọn xuất khẩu. Đa phần còn lại là lực lượng lao động, làng nhàng. Một doanh nghiệp nhận xét chua chát và hài hước: Được cái mặt mũi sáng sủa hơn những người ngoài chợ lao động.
Những năm 60 ở Pháp cũng mắc phải một quan niệm ngây thơ: nền công nghiệp phát triển mạnh cần rất nhiều lao đọng, đôi khi không nhất thiết phải có trình độ chuyên môn quá cao. Vậy là các trường trung học kỹ thuật mọc như nấm, tiếp nhận hổ lốn học sinh không đủ vật lực và tài lực. Hậu quả tất yếu là các trường này mất gía rất nhanh. Điều kiện học xuống cấp, lớp học quá tải, phương tiện lạc hậu. Cái khó của Việt Nam là: các cơ sở đào tạo không có ‘’địa chỉ’’ đặt hàng cụ thể. Thành ra phải chọn liều giải pháp đào tạo theo diện rộng nhằm tăng khả năng thích ứng với công việc. Không thể đào tạo chuyên sâu theo ngành hẹp dù biết chắc rằng đào tạo theo hướng này là cầm chắc người lao động vững nghề hơn.
Bạn,
Cũng theo báo quốc nội, qua các lần khảo sát các khu nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao bao quanh Hà Nội, Tp.SG, Bình Dương, Đồng Nai, các phóng viên đều thấy VN rất thiếu cán bộ trung cấp và kỹ thuật viên cao cấp. Nguyên nhân chính của sự thiếu hụt là do chi phí đào tạo kỹ thuật viên quá cao so với các ngành đào tạo khác, do đó vẫn tồn tại những trung tâm, trường dạy nghề với những trang thiết bị lạc hậu khi mà nhân loại đã bước vào thế kỷ 21.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.