Hôm nay,  

Học Cao, Nói Dối Nhiều?

29/09/201300:00:00(Xem: 6188)
Đó là chuyện lạ... rất lạ.

Báo Tuổi Trẻ có bản tin “Tỉ lệ nói dối gia tăng theo cấp học” hôm 24-9-2013, trong đó ghi nhận:

“Sáng 24-9, tại TP Đà Lạt đã diễn ra hội thảo “Thực trạng văn hóa học đường và nhu cầu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học” do Sở GD-ĐT tỉnh Lâm Đồng tổ chức.

GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, giám đốc Trung tâm Văn hóa học lý luận và ứng dụng (ĐHQG TP.HCM), cho biết những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi tâm lý của học sinh trung học hiện nay là do sự thay đổi nhanh chóng của môi trường, điều kiện sống của các em ngày càng đầy đủ hơn.

Bên cạnh những tác động tích cực đã dẫn tới những tác động tiêu cực như giá trị trong xã hội bị đảo lộn và thâm nhập vào giới trẻ. Cũng theo GS Thêm, kết quả của một cuộc điều tra xã hội học cho thấy, tỉ lệ nối dối cha mẹ ở học sinh cấp 1 là 22%, cấp 2 là 50%, cấp 3 là 64% và sinh viên là 80%...”(ngưng trích)

Tại sao càng học cao, càng nói dối nhiều? Có phải vì các em mất đi bản tính trong sáng tự nhiên? Hay vì nhu cầu thi đậu, khi học các bài giảng chính trị về chủ nghĩa Mác-Lê-Mao? Hay vì các em giỏi khả năng Internet hơn, và lúc đó khám phá ra lịch sử Đảng đầy những lời nói dối -- thí dụ, về chuyện Bác Hồ có vợ hay không, nếu có thì có mấy vợ; có con hay không và nếu có thì có mấy con... Hay đủ thuư chuyện khác.

Xin gửi lời từ các tôn giáo, rằng nói dối là có tội.

Như bên Thiên Chúa Giáo có 10 điều răn, điều thứ 8 là:

“Cấm dối trá trong mọi giao tiếp với tha nhân:

- Nói dối, nói xấu, nói hành, nói oan, nói hay làm...hạ danh giá người ta, làm chứng gian, thề gian, lỗi lời thề.

Nói sai sự thật có 4 cách: Nói dối, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều, nói lời hung ác....” (theo sách Giáo lý Công giáo công bố năm 1992)

Hay Phật Giáo, cũng cấm nói dối, trong ngũ giới, điều thứ 4:

“a) Nói dối hay nói láo, là nói không thật, chuyện có nói không, chuyện không nói có; việc phải nói trái, việc trái nói phải; điều nghe nói không nghe, điều không nghe nói nghe; hoặc giả trước mặt khen dồi, sau lưng chê mạt; hay khi ưa thì dịu ngọt thơm tho, khi ghét thì lại đắng cay chua chát. Tóm lại, ý nghĩa lời nói việc làm trước sau mâu thuẫn, trên dưới khác nhau, trong ngoài bất nhứt, đều thuộc về nói dối cả.

b) Nói thêu dệt, là việc ít xích cho nhiều, làm cho người nghe nổi sân hận; là trau tria lời nói, chuốt ngót giọng hay, lên hơi xuống giọng cho êm tai mát dạ để cám dỗ người nghe, làm cho người say mê đắm nhiễm; cũng có khi là nói biếm, nói bâm, nói châm, nói chích làm cho người nghe phải khổ sở. Tóm lại, bao nhiêu lời nói không đúng nghĩa chân thật, thêm bớt, cho đến văn chương phù phiếm, bóng bẩy làm cho kẻ nghe phải loạn tâm, sanh phiền não, đều gọi là nói thêu dệt cả.

c) Nói lưỡi hai chiều, hay nôm na hơn, là nói “đòn xóc nhọn hai đầu”, nghĩa là đến chỗ này thì về hùa với bên này để nói xấu bên kia, đến bên kia thì về hùa với bên ấy để nói xấu bên này, làm cho bạn bè đang thân nhau trở lại chống nhau, kẻ ân người nghĩa chống đối, oán thù nhau.

d) Nói lời hung ác, là nói những tiếng thô tục, cộc cằn, chửi rủa, làm cho người nghe phải đau khổ, buồn rầu, sợ hãi....” (Ngũ Giới, HT Thích Thiện Hoa)

Vì sao Đức Phật cấm nói sai sự thật?

HT Thiện Hoa giải thích dài cả trang và có nhiều chi tiết, nhưng nơi đây xin tóm gọn vài dòng.

Phật cấm nói sai sự thật vì:

a) Tôn trọng sự thật...

b) Nuôi dưỡng lòng từ bi...

c) Bảo tồn sự trung tín trong xã hội...

d) Tránh nghiệp báo khổ đau...

Các bạn trẻ ơi, các bạn nên nhớ tránh nói sai sự thật.

Vì đất nước mình đau khổ nhiều rồi. Khi giao tiếp giữa đồng bào với nhau, hãy tạo lòng tin lẫn nhau... mới hy vọng tương lai dân tộc sẽ thoát khổ vậy. Đó là thực tế trước mắt, chưa nói chuyện kiếp sau...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2019 sẽ diễn ra từ ngày 12 - 14/5/2019 tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc (xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) với chủ đề: Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững.
Câu chuyện oan nghiệt kỳ lạ: vợ chồng đốt nhau. Bản tin VTC News kể: Sau khi tranh cãi, 2 vợ chồng tạt xăng vào nhau rồi châm lửa đốt, dù được người dân gần đó ứng cứu kịp thời nhưng cả 2 đều bị bỏng nặng.
Chỉnh trang nội đô Đà Lạt… cách nào để giữ được nét đẹp lịch sử? Đó là chuyện đang tranh cãi…
Tình hình môi trường càng lúc càng đáng ngại... Một trong những nơi đẹp nhất ở Đà Lạt cũng trở thành bãi sình...
Bây giờ là giữa tháng 4/2019, lại nhớ tới Tướng Trần Văn Cẩm và trận Phú Yên trong tháng 4/1975. Tài liệu sau đây trích từ quân sử gia Vương Hồng Anh.
Một trong những nỗi lo tại Việt Nam là ngộ độc thực phẩm. Rồi ngộ độc thuốc, rồi ngộ độc đủ thứ... Hàng ngày, cứ mãi nghe tin ngộ độc từ công nhân hãng xưởng cho tới học sinh tiểu học... Có vẻ như đây là điệp khúc bất tận. Tại sao thế? Tại sao nước khác ít bị ngộ độc hơn Việt Nam? Tại sao trước 1975 ít hơn?
Cháy kinh hoàng vì chập điện... Lỗi ở thợ điện, hay lỗi ở nhà thầu xây dựng? Hay lỗi ở các cơ quan kiểm tra về xây dựng? Hay lỗi ở người chủ cơ sở bị cháy?
Bạo lực gia đình vẫn gay gắt... Báo An Ninh Thủ Đô kể chuyện: Cô bé lấy thân mình che chắn cho mẹ khi bị cha chém tới tấp.
May mắn giữa biển Hoàng Sa... Bản tin VTC kể: Lực lượng cứu hộ của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam vừa đưa một thuyền trưởng tàu cá bị tai biến ở Hoàng Sa vào đất liền an toàn.
Hóa ra gian lận điểm cũng chỉ vì các quan chức… Người dân thường bắt buộc phải sống tử tế… Báo Thanh Niên kể chuyện Hà Giang: Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Giang xác định một số người có chức vụ quyền hạn tại Sở GD-ĐT và Công an tỉnh đã tiếp tay cho hành vi gian lận điểm thi tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 để trục lợi.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.