Hôm nay,  

Hát Văn, Hầu Đồng

17/09/201300:00:00(Xem: 13630)
Mình không mặn mà chuyện nghiên cứu sử học, cho nên không hiểu nhiều về các tôn giáo cổ xưa, tuy là có một số kỷ niệm thời thơ ấu.

Hồi nhỏ, nhà mình ở đường Nguyễn Thông nối dài, Sài Gòn. Trong Xóm Chuồng Bò lúc đó có ngôi đền, hàng tuần hay hàng tháng có hát chầu văn, lên đồng.

Má mình lúc đó không thường xuyên đi tới đây. Nhưng khi mình 4 tuổi, bệnhh ghẻ đầy người, đi bác sĩ không hết, đi Thầy Tàu, Thầy thuốc Bắc, thuốc Nam cũng không hết -- đêm nào mình cũng ngứa, khóc rầm trời. Nghe lời bàn, má mình cũng hái đủ thứ lá, nấu lên cho mình tắm, cũng chẳng đỡ bao nhiêu -- theo trí nhớ mù moò của mình.

Cùng đường, má mới dẫn mình tới ngôi đền thờ Mẫu ở Xóm Chuồng Bò. Hình ảnh trong đền tối om, ông thầy chầu văn hay lên đồng gì đó, biểu diễn lấy kiếm đâm xuyên má, xuyên cổ, hát đủ thứ... nghe rất lạ. Sau đó, ông thầy trong đền lấy dây ngũ sắc ra buộc cho mình, goi là chữa bệnh...

Không biết sau đó hết bệnh, là từ lý do nào. Có thể vì chỉ ngũ sắc? Hay vì lá thuốc tắm? Hay vì thuốc tây, thuốc ta... linh tinh? Không biết. Nhưng kỷ niệm thơ ấu này vẫn lung linh trong trí nhớ, không rõ nét mà không quên được. Dù vậy, mình vẫn không hiểu về đaọ Mẫu này, dù đó là tín ngưỡng xưa cổ của dân tộc.

Bây giờ mới đọc bài trên Báo Doanh Nhân Sài Gòn, phỏng vấn GS-TS Ngô Đức Thịnh -- nguyên là Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa Việt Nam (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam), hiện ông là Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Dân gian, Phó chủ tịch Hội đồng Folklore châu Á.

Bài báo tưạ đề “Hát văn, hầu đồng không phải là mê tín dị đoan” ghi cuộc trả lời nhiều câu hỏi rất dài, nơi đây mình trích một câu để nói về tín ngưỡng có tên là “đạo Mẫu và nghi lễ chầu văn (hầu đồng) – một di sản văn hóa thuần Việt đang đưọc chính phủ xem xét đề trình UNESSCO đề cử là di sản văn hóa phi vật thể thế giới.”

Đoạn vấn đáp của GS-TS Ngô Đức Thịnh ghi như sau:

“* Ông có thể cho bạn đọc hình dung cụ thể hơn về đạo Mẫu và nghi lễ hầu đồng?

- Đạo Mẫu là một nét văn hóa rất hay, rất gắn bó với cộng đồng, coi tự nhiên là một người mẹ và tôn thờ. Đạo Mẫu thờ Thánh mẫu và các vị thần. Trong số khoảng 50 vị thần mà đạo Mẫu tôn thờ thì hầu hết là những nhân vật lịch sử, có công với dân tộc.

Mọi người đi theo đạo Mẫu vì ba lẽ: Vì sức khỏe, tiền tài và quan lộc. Phải nói rằng đến giờ tôi chưa thấy có một tôn giáo nào không quan tâm đến cái chết như đạo Mẫu. Theo đạo Phật hay Kito giáo thì đều dạy rằng sống như thế nào để chết tránh được kiếp luân hồi và để lại cái phúc.

Riêng đạo Mẫu là để cho cuộc sống hiện tại vì ba lý do trên, Mẫu cho “anh” những thứ rất thực tế, trần gian. Do vậy, xã hội càng hiện đại bao nhiêu thì đạo Mẫu lại càng phát triển bấy nhiêu.

Tôi cũng không nói đây là tôn giáo tín ngưỡng tiến bộ, nhưng tôi gọi đó là tôn giáo hiện sinh. Ngày xưa thờ Mẫu chủ yếu là thờ năng lực sinh sôi nảy nở, giai đoạn đầu thờ nữ thần là như thế. Sau này vào thế kỷ XVI, XVII khi thương nghiệp phát triển thì đạo Mẫu bắt đầu mang tính chất thương nghiệp.

Do vậy, hiện nay các thanh đồng và bản hội hành hương sau tết toàn đi trên những con đường giao thương: Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Yên Bái, Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng, Quảng Ninh; rồi dọc đường thiên lý phía Nam. Cho nên đạo Mẫu từ một tín ngưỡng của người làm nông nghiệp cầu sự sinh sôi nảy nở chuyển sang thương mại và cầu mong cái tài, cái lộc.

Điều này cũng giải thích tại sao hầu đồng cũng phát triển một cách mạnh mẽ tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Hàn Quốc còn có hẳn một sắc lệnh bảo vệ các ông đồng, bà đồng như một báu vật sống.

Hầu đồng là một nghi lễ rất điển hình của đạo Mẫu. Nói một cách đơn giản đó là một hình thức diễn xướng dựa trên cách sử dụng âm nhạc mang tính tâm linh với những lời ca, điệu múa uyển chuyển, trau chuốt cùng các nghi lễ nghiêm trang, đưa con người vào trạng thái ngây ngất và tạo ra ảo giác là sự nhập của thần linh.

Chính môi trường đó giúp họ cởi bỏ được sự dồn nén, cân bằng và bình tâm hơn trong việc làm ăn. Tuy nhiên, trong tín ngưỡng thì người ta tin rằng nghi thức lên đồng có thể giúp con người giao tiếp được với các đấng thần linh thông qua các ông đồng hay bà đồng (thanh đồng)...” (ngưng trích)

Thế đấy, bây giờ mình mới biết đaọ Mẫu thờ 50 vị thần mà hầu hết là những nhân vật lịch sử, có công với dân tộc... Hẳn là nhiều người khác cũng không hiểu nhiều về tín ngưỡng này vậy.

Mình chỉ có thể xác nhận được rằng, có những sức mạnh vô hình trong cõi đời này, và đaọ Mẫu như thế đã là một cách mà ông bà mình dùng để tiếp cận với các cõi thần... Ngoài ra, mình không biết hơn. Nhưng GS Thịnh nói đúng rằng, đừng vì không biết mà cứ chụp mũ là mê tín dị đoan.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.