Hôm nay,  

Nói Chuẩn Tiếng Anh

9/2/201300:00:00(View: 11868)
Ai dám nhận mình là nói chuẩn tiếng Việt? Giọng Hà Nội, hay giọng Sài Gòn, hay giọng Huế? Giọng Bắc Ninh hay giọng Nghệ An, giọng Quảng Ngãi hay giọng Cà Mau?

Thế nhưng, mình quá mệt vì tiếng Anh từ hồi học ở Ziên Hồng gần nửa thế kỷ trước. Không biết mấy thầy cô hồi xưa nói tiếng Anh theo giọng Mỹ New York hay giọng Mỹ California, theo giọng Úc Sydney hay giọng Úc Melbourne, theo giọng Anh London hay giọng Anh Ireland...?

Thế nên, học một giọng chuẩn là đủ tắt thở... mình rất thông cảm với quý thầy cô bây giờ.

Vì thiệt sự, thầy cô bây giờ học tiếng Anh tất cũng từ nhiều nguồn đa dạng. Vấn đề là, hễ phát âm sai là "trật chút hào ly, đất trời xa cách..." -- chữ nhà Thiền xài nơi đây rất mực hợp lý.

Báo SGGP kể chuyện "Thiếu giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn," trong đó mô tả nan đề này là, trích:

"Câu chuyện được nhắc đến trong bài viết này không mới nhưng tiếp tục gây bức xúc trong phụ huynh, học sinh trước thềm năm học mới. Đó là việc học sinh ở cấp tiểu học và THCS ở TPHCM hay than thở với cha mẹ rằng "cô giáo của con nói tiếng Anh kỳ lắm". Theo các em, cách phát âm của một số giáo viên dạy tiếng Anh không những không đúng chuẩn mà còn sai so với những gì các em học thêm ở các trung tâm ngoại ngữ có yếu tố nước ngoài hoặc tiếp xúc qua băng dĩa, giáo trình tiếng Anh chuẩn.

Trong khi thời nay, nhiều học sinh có khả năng, tự tin giao tiếp với người nước ngoài thì phần đông thầy cô giáo dạy tiếng Anh yếu về khả năng nghe nói và không thể nói chuyện với người bản xứ. Chính độ vênh khó chấp nhận này đang đặt ra yêu cầu giáo viên dạy tiếng Anh phải đạt chuẩn và không thể tiếp tục duy trì tình trạng học ngoại ngữ theo chuẩn của Việt Nam.

Bộc bạch về điểm yếu này, nhiều giáo viên thừa nhận, họ chỉ được đào tạo theo chuẩn ra của Việt Nam và ra trường cũng dạy theo chuẩn đọc, viết là chính, ít có cơ hội được tiếp xúc với người bản xứ, bồi dưỡng nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh theo chuẩn quốc tế. Vì thế, kỹ năng nghe nói kém là tất yếu và không dễ gì khắc phục trong thời gian ngắn.

Nhìn vào kết quả khảo sát chuẩn giáo viên ở các địa phương trong cả nước chỉ đạt 3% và TPHCM khá hơn cũng chỉ đạt trên 10%, cho thấy bức tranh giáo dục ngoại ngữ đang bộc lộ nhiều vấn đề đáng lo ngại.

Đúng là không thể chấp nhận thực trạng dạy ngoại ngữ không gắn với thực hành và dạy lệch chuẩn, chỉ chú trọng kỹ năng đọc - viết để thi cử như ở Việt Nam. Trong khi thị trường lao động thời hội nhập quốc tế đòi hỏi người lao động phải có kỹ năng nghề nghiệp, biết giao tiếp bằng tiếng Anh thì phần đông học sinh, sinh viên Việt Nam chỉ biết giao tiếp bằng tay hoặc bị "câm, điếc"..."(ngừng trích)

Mình tự nghiệm ra là, khi vào nghe tiếng Anh ở đài VOA, tất là giọng chuẩn của Mỹ, trên đaì này dạy rất tuyệt vời. Nhưng khi nhảy qua đài BBC, tất là nghe giọng chuẩn Anh Quốc, hay qua Đài Úc Châu -- cũng là 2 chương trình tiếng Anh tuyệt vời, là lúng túng, nghe lạ liền...

Tại sao Bộ Giáo Dục & Đào Tạo VN không hợp đồng với các đài này, vốn đã có sẵn các chương trình đaò tạo tiếng Anh từ xa... để giúp quý thầy cô tiếng Anh tại VN luyện giọng, theo từ dễ tới khó...? Ban Việt ngữ các đài này chắc chắn sẵn lòng giúp chứ (theo mình đoán).

Hay là Bộ không hoan hỷ với các đài này? Thực sự, trong chương trình tiếng Anh các đài này, ngay cả khi họ phóng trên YouTube nữa, đâu có bàn gì về nhân quyền hay dân chủ đâu... mà sợ cho an ninh theo dõi?

Hay là Bộ chỉ muốn bơm tiền ra thuê giáo viên ở Philippines sang, vì có bơm tiền ra, mới dễ kiếm huê hồng, dễ nhét túi phong bì?

Reader's Comment
9/2/201301:59:56
Guest
Cứ để đảng và Bộ giáo dục chỉ đạo. Đảng " ta " lãnh đạo dân tộc đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Hãy đợi đấy ! Đảng đã tiên đoán chuẩn tiếng Anh sẽ là tiếng Anh - Khựa
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Vậy là thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn họp tại VN... Nhà nước Việt Nam rất mực hài lòng...
Hôm nay vẫn còn xuân... vì dân Sài Gòn vẫn tưng bừng xuân, trẻ em còn nghỉ học, công chức chưa về lại sở làm, hoa xuân vẫn thắm, những tà áo dài vẫn thướt tha ở nhiều kiểng chùa và công viên...
Không vui, không ăn tiền… Đó là câu nói thường nghe quanh các buổi múa lân.
Hôm nay là cận Tết... Người người chờ năm mới. Truyền thông ông bà là tránh nói chuyện buồn ngày xuân, và nên nói chuyện lành chờ Tết.
Nhìn đâu cũng thấy hình ảnh ngày xuân... Báo Tin Tức kể chuyện bến đò hoa Tết: Xuôi theo dòng kênh Tàu Hũ (quận 8), TP SG, những chiếc ghe, xuồng chở đầy các loại hoa đặc trưng ngày Tết theo các chủ vườn miền Tây: Bến Tre, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long… đã đến bến Bình Đông từ rất sớm. Nhìn cảnh tấp nập cảnh xuồng ghe chở đầy hoa kiểng ở các tỉnh miền Tây đổ về thành phố bày bán, ai ai qua đây cũng nôn nao một cái Tết xum vầy...
Tết kiểu Singapore... Việt Nam trong tương lai sẽ ăn Tết kiểu Singapore? Có vẻ như viễn ảnh này sắp tới.
Gần Tết, đủ thứ chuyện nhức đầu... kẹt xe, về quê, tăng giá... Báo Tiền Phong kể: Theo khảo sát của phóng viên, nhiều cửa hàng bia trên phố Thái Hà, Huỳnh Thúc Kháng, Hoàng Hoa Thám... đã tăng giá bia từ 10 đến 20% so với ngày thường.
Nhậu tưng bừng... bia rượu. Cả ma túy... Vẫn lái xe như thường. Báo Giao Thông kể: Phát hiện hơn 12.500 tài xế uống rượu bia, 45 tài xế dương tính với ma túy... Sau 1 tháng ra quân, lực lượng CSGT phát hiện hơn 12.500 tài xế uống rượu bia, 45 tài xế dương tính với ma túy nhưng vẫn điều khiển phương tiện.
Vậy là Tết, tưng bừng Tết, rủ nhau về quê ăn Tết… Bản tin TTXVN kể chuyện bến xe Miền Đông Sài Gòn: Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc, tấp nập ra bến xe về quê ăn Tết Thứ Ba, 29/01/2019 07:54 Bến xe Miền Đông những ngày giáp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 đông nghịt người dân với lỉnh kỉnh đồ đạc về quê đón Tết.
Trật bánh xe lửa... Sao cái chuyện này cứ xảy ra hoài... Bản tin Infonet kể chuyện gọi là “Sự cố tàu trật bánh: Đường đã thông, khách vẫn vật vờ chờ đợi ở ga Sài Gòn”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.