Hôm nay,  

Gửi Con Cửa Chùa

5/7/201300:00:00(View: 8381)
Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào,

Tình Mẹ tha thiết như giòng suối hiền ngọt ngào,

Lời Mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào...

Đó là dòng nhạc của Y Vân, làm biết bao người xúc động. Người ta thật khó hình dung được những gì để có thể so sánh với lòng mẹ thương con... Do vậy, rất là đau đớn khi đọc bản tin về các nữ sinh viên mang bầu, sinh con xong là ẵm vào gửi ở nhà chùa. Có phải là lỗi mẹ? Hay lỗi cha? Hay lỗi của xã hội khi không cung ứng các điều kiện để mẹ nuôi con?

Báo Lao Động hôm Chủ Nhật kể chuyện “Xót xa chuyện sinh viên vứt con nơi cửa chùa” nghe rất ngậm ngùi:

“Sống thử, mang bầu…, rồi những đứa bé ra đời bị bỏ rơi. Nhìn các bé không ai cầm lòng được. Sao trên đời này lại có những kẻ nhẫn tâm đến như vậy, họ vứt bỏ, chạy trốn chính đứa con họ sinh ra, mặc cho số phận quẫy đạp, đau đớn hành hạ các bé mỗi ngày...

...Chúng tôi tìm đến một “mái ấm” nằm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, nơi đã từng đón nhận, cưu mang hàng chục trường hợp do các bà mẹ là học sinh, sinh viên sau những lần sống thử rồi để lại những hệ lụy đáng buồn… Nơi đó đang nuôi nấng những sinh linh bé nhỏ, ngây thơ, trong sáng, nhưng lại là hậu quả đau lòng của những cuộc tình sống thử!

“Mái ấm” nơi chúng tôi tìm đến là chùa Diệu Pháp, nơi đang cưu mang 19 bé được sinh ra từ tủi nhục, ê chề, từ số phận không may mắn, là sự ruồng bỏ của chính người cha, mẹ và gia đình bởi sự lầm lỡ đáng trách từ những cuộc tình sinh viên dang dở. Ngôi chùa nằm cách TPHCM khoảng 50km, tọa lạc tại ấp Tân Cang, xã Phước Tân, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, khuôn viên có diện tích rộng 3 mẫu, do sư Huệ Đức làm trụ trì. Chùa có 6 ni cô, hằng ngày luôn chăm sóc cho những mảnh đời bất hạnh. Từ năm 1983 đến nay, chùa “nhặt” được 67 đứa trẻ bị mẹ bỏ rơi nằm xung quanh nhà chùa, nuôi 102 đứa trẻ, 21 người khuyết tật và 19 trường hợp sinh viên mang bầu, sinh con xong, bỏ rơi con, chạy trốn trách nhiệm...


Sư Huệ Đức đưa chúng tôi vào thăm từng cháu. Tại đây, sư không kìm nổi nước mắt, sư kể: Đáng thương hơn, đó vào năm 2007, có một nữ học sinh mới vừa tròn 15 tuổi, mới chỉ học lớp 10 phổ thông, gia đình ba mẹ bỏ nhau, sống với bà ngoại, cảm thấy buồn tủi, không ai bên cạnh quản lý, nhiều lần ăn chơi, nữ học sinh này đã lỡ mang bầu, sau đó tìm đến nhà chùa nhờ sự cưu mang. Các sư tại chùa tận tình giúp đỡ nữ sinh này, cho đến ngày sinh nở, cũng vì uống thuốc phá thai quá nhiều lần, cuối cùng đứa trẻ sinh ra lại bị bệnh bại não, cháu bé có tên là Chà Và, sư làm giấy khai sinh cho bé tên là Hồ Đức Diệu Ân, nay bé được 5 tuổi. Sau 1 tháng sinh nở tại chùa, nữ sinh 15 tuổi này nói với sư là phải quay trở về quê để tiếp tục việc học hành. Từ đó đến nay, 5 năm rồi, chưa một lần mẹ của bé Diệu Ân liên lạc lại với nhà chùa - sư Huệ Đức tâm sự.

Nhiều trường hợp sinh viên đến chùa nhờ nương tựa, chờ ngày sinh nở. Khi sinh xong, các sư luôn khuyên các “bà mẹ” ở tiếp thêm vài tháng cho em bé được cứng cáp, được bú sữa mẹ, nhưng hầu hết là chỉ vừa sinh xong, các bà mẹ lặng lẽ trốn chạy... Sư Hạnh Nghiêm cho biết: “Do vậy, các cháu như con của chùa, các sư cô cố gắng nuôi dạy cho các cháu học hành nên người từ nhỏ và sau này có ích cho xã hội…”...”

Lòng Mẹ hẳn có nghĩa khác đối với các em mồ côi này vậy.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2019 sẽ diễn ra từ ngày 12 - 14/5/2019 tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc (xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) với chủ đề: Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững.
Câu chuyện oan nghiệt kỳ lạ: vợ chồng đốt nhau. Bản tin VTC News kể: Sau khi tranh cãi, 2 vợ chồng tạt xăng vào nhau rồi châm lửa đốt, dù được người dân gần đó ứng cứu kịp thời nhưng cả 2 đều bị bỏng nặng.
Chỉnh trang nội đô Đà Lạt… cách nào để giữ được nét đẹp lịch sử? Đó là chuyện đang tranh cãi…
Tình hình môi trường càng lúc càng đáng ngại... Một trong những nơi đẹp nhất ở Đà Lạt cũng trở thành bãi sình...
Bây giờ là giữa tháng 4/2019, lại nhớ tới Tướng Trần Văn Cẩm và trận Phú Yên trong tháng 4/1975. Tài liệu sau đây trích từ quân sử gia Vương Hồng Anh.
Một trong những nỗi lo tại Việt Nam là ngộ độc thực phẩm. Rồi ngộ độc thuốc, rồi ngộ độc đủ thứ... Hàng ngày, cứ mãi nghe tin ngộ độc từ công nhân hãng xưởng cho tới học sinh tiểu học... Có vẻ như đây là điệp khúc bất tận. Tại sao thế? Tại sao nước khác ít bị ngộ độc hơn Việt Nam? Tại sao trước 1975 ít hơn?
Cháy kinh hoàng vì chập điện... Lỗi ở thợ điện, hay lỗi ở nhà thầu xây dựng? Hay lỗi ở các cơ quan kiểm tra về xây dựng? Hay lỗi ở người chủ cơ sở bị cháy?
Bạo lực gia đình vẫn gay gắt... Báo An Ninh Thủ Đô kể chuyện: Cô bé lấy thân mình che chắn cho mẹ khi bị cha chém tới tấp.
May mắn giữa biển Hoàng Sa... Bản tin VTC kể: Lực lượng cứu hộ của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam vừa đưa một thuyền trưởng tàu cá bị tai biến ở Hoàng Sa vào đất liền an toàn.
Hóa ra gian lận điểm cũng chỉ vì các quan chức… Người dân thường bắt buộc phải sống tử tế… Báo Thanh Niên kể chuyện Hà Giang: Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Giang xác định một số người có chức vụ quyền hạn tại Sở GD-ĐT và Công an tỉnh đã tiếp tay cho hành vi gian lận điểm thi tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 để trục lợi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.