Hôm nay,  

Thờ Thần Đồng Cổ

05/05/201300:00:00(Xem: 6981)
Đó là một tín ngưỡng lạ, đối với dân Sài Gòn như mình. Cũng có thể vì mình dốt, không đọc nhiều về những lễ hội Hà Nội. Trước tiên, thờ thần núi là dễ hiểu. Nhưng đây lại có ý nghĩa khác, nguyên khởi từ đối với quan chức đời Lý và đời Trần.

Báo Đại Đoàn Kết có bài viết của PGS.TS Lê Quý Đức giaỉ thích về “Tín ngưỡng thờ thần Đồng Cổ đối với “quan” hiện nay.” Tín ngưỡng xưa cổ này được học giả này giải thích là:

“Cán bộ, quan chức đến lễ hội để làm gì? Chắc chắn cũng như người dân cầu tài, cầu lộc cho cá nhân và cầu cho quốc thái dân an. Tài lộc của cán bộ, quan chức là gì nếu không phải là thăng quan, tiến chức, là lương cao, bổng hậu. Nếu quyền, chức, bổng, lộc đến với họ một cách chính đáng âu cũng là cái "lộc” mà thần thánh ban cho. Nhưng nghi lễ để nhận quyền lực thì người ta quan tâm (thậm chí tranh đoạt, chen lấn nhau để nhận) còn nghi lễ thực thi nghĩa vụ thì người ta thờ ơ, hoặc không bao giờ nhớ đến.

Lễ hội Đền Đồng Cổ ở phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội vào ngày 4 tháng 4 âm lịch hàng năm là lễ hội dành cho quan và có nghi lễ thực thi nghĩa vụ của quan với thần linh, với vua, với nước. Đó là việc các quan lại từ thời nhà Lý phải uống máu ăn thề trước Thần Đồng Cổ: "Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung thì xin thần minh giết chết”. Đến thời Trần lời minh thệ gắn với trách nhiệm của quan lại nhiều hơn: "Làm tôi tận trung, làm quan trong sạch, ai trái thề này, thần minh giết chết” (Đại Việt sử ký toàn thư tập 1, 2).


Như chúng ta biết Thần Đồng Cổ là vị thần tối linh có công trong việc giữ yên bờ cõi và ổn định nền chính trị đất nước "ngoại bình”, "nội trị”. Ở thời Lý, lịch sử ghi lại: Năm 1020 Thái tử Lý Phật Mã vâng lệnh vua cha (Lý Thái Tổ) đi dẹp loạn xâm lấn phương nam, đến chân núi Khả Phong - Đan Nê - Thanh Hoá tạm dừng chân. Đêm ấy Thái tử mộng thấy một vị dị nhân cúi đầu tâu: "Tôi là Thần núi Đồng Cổ, nghe tin Thái tử dẹp loạn xin theo giúp”. Thắng trận trở về Thái tử qua núi Khả Phong làm lễ tạ ơn Thần và xin được rước linh vị của ngài về kinh đô thờ phụng, giúp triều đình hộ quốc, an dân. Năm 1028, khi Lý Thái Tổ mất, Thái tử Lý Phật Mã được lên ngôi kế vị trở thành vua Lý Thái Tông. Song ba vương (anh em của vua) mưu phản cướp ngôi. Thần Đồng Cổ lại một lần nữa báo mộng cho vua biết để vua đề phòng và dẹp yên loạn tam vương...”

Sau những giải thích thêm về lược sử qua thời gian, PGS.TS Lê Quý Đức nói rằng như thế, từ xưa tới nay, ngày lễ hội tại Đền Đồng Cổ thực sự là ngày hội của quan.

Nghĩa là, qua lời minh thệ, quan chức mang theo trách nhiệm với cõi thiêng liêng là phải vì dân phục vụ.

Than ôi, phải chi các quan giữ được truyền thống minh thệ này thì hay biết bao nhiêu. Bây giờ lại đâm ra thờ Đạo Bác Hồ, thế là hỏng cả... vì hậu cung Bác Hồ lúc nào cũng xôn xao tiếng nữ nhân tranh cãi bất tận, từ hoàng hậu Tăng Tuyết Minh cho tới thứ phi Nông Thị Xuân...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.