Hôm nay,  

Từ Chính Tả Tới Văn Học

24/03/201300:00:00(Xem: 4635)
Lỗi chính tả là chuyện muôn đời, muốn thoát ra là phải học -- không chỉ là cần học nghiêm túc, mà cần phải tự xem việc tránh lỗi chính tả cũng y hệt như tu sĩ trong ngôi đền thờ ngôn ngữ và văn học. Lỗi văn học là một cấp cao hơn. Vì chính tả có khi là do phát âm sai, vì ảnh hưởng địa phương trong giọng nói, nhưng lỗi văn học khó dò hơn, vì đòi hỏi trình độ học cao hơn để dò lỗi...

Trong khi báo Tiin.vn tuần này kể chuyện lỗi chính tả trong một lớp học, thì báo Kiến Thức kể chuyện lỗi văn học trong bản dịch cuốn Kiến Văn Tiểu Lục của cụ Lê Quý Đôn.

Cả 2 trường hợp lỗi chính tả, và lỗi văn học này đều là kinh điển. Riêng lỗi văn học khám phá được, phải là một nhà học giả tinh tường mới dò ra.

Báo Tiin.bn có bài viết tựa đề “Phì cười với lỗi chính tả: 'Cô giáo em say mê chồng người'...” trong đó nói về lỗi chính tả, qua lời Chuyên gia tâm lí Đinh Đoàn. Ông kể qua bản tin này:

“...Bên cạnh những tấm biển hiệu quảng cáo sai chính tả, ông cũng liệt kê ra một loạt những dẫn chứng lỗi chính tả phổ biến của học trò như: Nòng nợn nuộc, Dáo giục Việt Nam, ông Nê Lin, ở đây tuyển sinh lăng khiếu, ngày xưa tôi từng yêu một làng thiếu lữ…

Đặc biệt môn văn học lại có những ví dụ sai kinh điển như bài văn tả về cô giáo của học sinh lớp 7 viết: “Cô giáo em rất say mê chồng người”. Bài viết được đánh giá là rõ ràng, khá hay. Tuy nhiên cậu học trò này đã gán cho cô giáo cái tội “lăng nhăng” đi ham mê chồng của người khác. Chính vì câu sai không đúng chỗ ấy mà bài kiểm tra xơi con ngỗng ngon lành...”


Cần ghi nhận: viết sai chữ “l, n” thường là do phát âm sai từ nhiều người dân đồng bằng Sông Hồng, nhưng những người đã vào ở Miền Nam từ lâu đều thoát lỗi chính tả naỳ, tuy nói vẫn còn lỗi. Lý do: họ đọc và viết cẩn trọng hơn.

Còn lỗi “Cô giáo em rất say mê chồng người” đúng ra là phaỉ viết ““Cô giáo em rất say mê trồng người”... vì chữ “trồng người,” hay “thụ nhân” là từ cổ văn, tức là giáo dục cho thành người. Viết sai “tr” ra ch” là tai hại như thế.

Trong khi đó, báo Kiến Thức “vừa nhận được phản ánh của bạn đọc Đông A về 2 tập sách Kiến văn tiểu lục do NXB Trẻ và NXB Hồng Bàng ấn hành mắc lỗi minh họa sai chân dung danh nhân...”

Hai lỗi mà học giả Đông A kể ra thuộc loại khó dò, cần có mặt tinh tường và kiến văn rộng mới thấy.

Thứ nhất, lỗi in nhầm hình cụ Nguyễn Trãi mà cho là hình cụ Lê Quý Đôn. Hại quá, hại quá.

Thứ hai, là tên người thực hiện phần Việt dịch. Báo Kiến Thức kể:

“...người dịch được ghi ở bìa 1 là Nguyễn Trọng Điềm thuộc Viện sử học nhưng ở phần Lời giới thiệu của Viện sử học tháng 12 năm 1961 lại ghi rõ” là học giả Phạm Trọng Điềm.

Và bản Kiến văn tiểu lục của NXB Văn hóa Thông tin in năm 2007, cũng chính bản dịch này, dịch giả được ghi rõ là Phạm Trọng Điềm...

Vậy thì, Phạm hay Nguyễn? Vậy thì, Phạm Trọng Điềm hay Nguyễn Trọng Điềm? Than ôi, sai lỗi chính tả là hại cả một lớp, hay một trường. Nhưng sai lỗi văn học có thể hại cả triệu người, hại nhiều thế hệ vậy.

Xin trân trọng cảm ơn tất cả những người đang gìn giữ cho trong sáng ngôi đền thờ ngôn ngữ Việt vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.