Hôm nay,  

Đời Nhặt Rác

13/02/200300:00:00(Xem: 4731)
Bạn,
Chuyện kể với bạn trong lá thư kỳ này là chuyện về những người nhặt rác ở thành phố Huế. Theo báo Giáo Dục Thời Đại, hễ đi đến bất kỳ bãi rác nào vào lúc chập choạng tối trong thành phố, phóng viên báo này đều nhận thấy có rất nhiều người đang dùng que đào bới rồi nhặt rác. Những người nhặt rác là những người nghèo khổ. Báo GDTD viết về tình cảnh của những người kiếm sống bằng công việc nhặt rác ở Huế qua đoạn ký sự như sau.
Bãi rác ở đường Tùng Thiện Vương (Tp.Huế) chỉ là một bãi nhỏ nhưng cũng có đến 4-5 người tham gia nhặt rác ở đây mỗi tối. Dưới ánh đèn vàng hiu hắt và những hạt mưa bụi bay phất phới, những người này cần mẫn dùng que gạt đi, gạt lại đống rác rưởi hôi thối mong tìm được cho mình một vài thứ rác có thể sử dụng được để đem bán lại. Dụng cụ lao động của họ khá đơn sơ và không an toàn chút nào. Mỗi người có một chiếc đèn pha trên đầu, một bao tải móc sau lưng cùng với một cái que dùng bới rác... Chẳng có một phương tiện bảo hiểm nào trên con người họ, dù đó là chiếc bao tay hay đôi ủng cao. “Kiếm cả buổi tối cũng chưa chắc đủ ăn thì làm sao tụi tôi có tiền mua đồ bảo hiểm hả anh"”. Câu trả lời của người có vẻ lớn tuổi nhất trong số những người ở đó đã khiến phóng viên lúng túng trong chốc lát. Rồi như không để ý đến sự có mặt của tôi, họ vẫn tiếp tục làm việc.

“Nghề nhặt rác này vất vả và tủi hổ lắm anh ạ. Cứ nghĩ đến việc gặp người quen là mình đã lo ngại rồi, còn nếu lỡ gặp thì chỉ biết độn thổ đi cho khuất mắt”. Anh lớn tuổi nhất trong đám tâm sự nhưng vẫn không chịu cho tôi biết tên. Khi anh quay đi, Tèo cậu bé nhỏ nhất trong số người nhặt rác thì thầm vào vai phóng viên: “Chú ấy có vợ con rồi nên không chịu nói thật tên với địa chỉ mô mà anh hỏi”.
Tại một bãi rác khác ở cuối đường Chế Lan Viên, trong khi các công nhân của Công ty vệ sinh môi trường đang tiến hành công việc của mình thì vẫn có ba người nhặt rác. “Trung bình một đêm nhặt rác cũng kiếm được từ 7-10 ngàn đồng. Nếu gặp đêm vớ bở thì cao hơn. Nhưng cũng có nhiều đêm cúi đến cong cả lưng cũng chỉ đủ kiếm một đĩa cơm bụi”. Hoàng, một cậu bé thường xuyên nhặt rác ở bãi rác xã Phú Thượng (Phú Vang) cho phóng viên biết. Hai nỗi lo lớn nhất của người nhặt rác là tai nạn và không nhặt được rác. Tai nạn là chuyện thường xuyên xảy ra. Trong bất cứ bãi rác nào cũng ẩn chứa vô vàn nguy hiểm.
Bạn,
Phóng viên báo Giáo Dục Thời Đại viết tiếp: hình ảnh mà phóng viên nhìn thấy được vào một buổi sáng ở đường Nguyễn Tri Phương làm tôi nhớ mãi. Có ba bé gái với ba bao tải đựng rác sau lưng đứng lặng nhìn các bạn đồng tuổi mình đang nô đùa trong sân trường với ánh mắt buồn bã. Không biết các người có trách nhiệm sẽ nghĩ gì khi nhìn thấy cảnh tượng này, và cũng không biết tương lai của những em bé nhặt rác hôm ấy sẽ đi về đâu"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lúc nào cũng có nan đề với bệnh viện… Sức khỏe người dân đầy những lo âu…
Cháy lớn ở Hóc Môn… may không ai tử vong…
Dân số ngày càng tăng… thành phố Sài Gòn ngày càng thiếu đất…
Thế là nổ cả trăm bình gas… Cả khu phố kinh hoàng…
Quốc lộ cũng sạt lở… Xuất hiện thêm vết nứt trên Quốc lộ 91…
Hành khách vắng dần trên các chuyến tàu xe lửa… thế là phải giảm giá vé để mời gọi người đi.
Văn bằng giả… Đào tạo kém chất lượng… Hễ có tiền là mua bằng dễ dàng… Đại học Việt Nam nhiều vấn đề nhức nhối…
Kinh tế Việt Nam sẽ hưởng lợi một phần nhờ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc…
Ngư dân và tàu cá mất tích trên biển… Ngậm ngùi, chẳng thấy tint ức gì.
Sụp hội trường Ủy ban Nhân dân Thị trấn… may quá, lúc sáng sớm, chưa ai tới làm việc,… ai xây mà dỏm vậy kìa, chắc có ai ăn chận xi măng …
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.