Hôm nay,  

Vỡ Nợ và Lừa Đảo

2/6/201300:00:00(View: 7268)
Bạn thân,
Có những lằn ranh khó phân biệt nổi. Đó là lằn ranh của tâm ý, giữa thiện và ác, thí dụ như khi đốt tiền của người khác. Đứng về mặt kinh doanh, người ta nói đó là vỡ nợ, khi doanh nhân không trả nợ nổi nữa. Nhưng có thật hay không, khi người ta gom đủ thứ tiền thiên hạ và xài cho những thứ không ai kiểm soát nổi – và có người gọi đó là lừa đảo.

Thí dụ, như vụ vỡ nợ 100 tỷ đồng tại Sài Gòn.

Số tiền này không nhỏ, vì tương đương 4,9 triệu USD.

Bản tin từ thông tấn VietnamNet hôm Thứ Ba cho biết hàng chục người đã kéo đến nhà của 1 người phụ nữ tại Q.3, TP.SG để vây hãm đòi nợ, số tiền ước tính khoảng hơn 100 tỷ đồng.

Vụ bao vây đòi nợ này diễn ra từ chiều đến đêm 4/2 tại ngôi nhà của bà T.T.Q.H (SN 1966) tại con hẻm 658 đường Cách Mạng Tháng Tám, P.11, Q.3.

Bản tin viết:

“Các nạn nhân cho biết, người “dính líu” ít nhất vài chục triệu đồng, người nhiều nhất lên đến vài chục tỷ đồng. Theo họ ước tính, khoản tiền bà H đã nợ và tạm chiếm đoạt của nhiều người lên đến hơn 100 tỷ đồng.

Theo các nạn nhân, trong nhiều ngày qua, họ đã liên lạc qua điện thoại, thậm chí đã nhiều lần đến tận nhà tìm bà H nhưng không thấy tung tích bà này ở đâu. Nhiều người trong số các nạn nhân là người quen biết lâu năm, thậm chí là bà con họ hàng và hàng xóm của bà H.


Ông Trung (một người em họ của bà H) kể: trước đây vài năm ông được bà H khuyên đầu tư mua xe tay ga các loại như: SH, Air Blade…từ bà để bán lại kiếm lời. Tham khảo thị trường, xác định mua xe từ bà H bán lại cho những nơi khác thu lợi được vài triệu đồng/chiếc nên ông Trung bắt đầu làm ăn với người chị họ của mình.

Ông Trung xác nhận “Ban đầu chị ấy làm ăn rất uy tín, nhận tiền giao đủ xe cho tôi bán lại. Gần đây tôi gom từ nhiều nguồn giao cho chị hơn 2 tỷ đồng, chị ấy cầm tiền rồi im lặng…Tôi nhiều lần gọi điện thoại, tìm đến nhà, nhưng chị tôi mất tích luôn”...”

Gần 5 triệu đôla... vỡ nợ. Đó là kết quả của hiện tượng xài tiền người khác. Nếu buôn bán chân thật mà thua lỗ, thì gọi là vỡ nợ. Nếu gian, thì gọi là lừa đảo.

Than ôi, đã có những vụ lớn hơn rất là nhiều, mà rồi cũng êm thôi.

Vinashin, Vinalines... đều là các trường hợp xài tiền dân và làm mất tới hàng chục tỷ đôla. Nên gọi đó là vỡ nợ hay lừa đảo? Hay là rút ruột tài sản quốc doanh?

Khi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng quyết định chẻ nhỏ Vinashin và phần thì sáp nhập với Vinalines, phần thì cho tách rời ra... để xóa hết sổ sách kế toán Vinashin, để rồi chẳng ai dò ra chỗ nào là vỡ nợ, chỗ nào là lừa đảo nữa... Thì lằn ranh vỡ nợ, lừa đảo làm gì dò ra nữa.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nguồn vốn ưu đãi từ các chương trình dành cho hộ nghèo, hộ khó khăn đã được giải ngân cho cán bộ UBND xã Hội Sơn (Anh Sơn, Nghệ An).
Ông là cán bộ Văn Phòng Chính phủ, đã nghỉ hưu, nguyên Thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng (thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Thủ tướng Phan Văn Khải),
Nhà thơ Hoàng Cầm tên thật là Bùi Tằng Việt, (sinh 22 tháng 2 năm 1922, tại xã Phúc Tằng, nay là thôn Phúc Tằng, xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
Dân trồng mía Quảng Ngãi thê thảm: Chưa năm nào người trồng mía ở Quảng Ngãi lại khổ sở trước cảnh thiếu nhân công thu hoạch mía như năm nay.
Một vụ cháy lớn đã xảy ra vào 19 giờ 15 phút ngày 5/5 tại khu nhà xưởng tạm tại ngã ba Tam Trinh - Pháp Vân, quận Hoàng Mai, Hà Nội; thiêu rụi một lượng lớn điều hòa và máy móc trong khu nhà xưởng này.
Báo Tuổi Trẻ kể rằng ông Võ Đình Tâm - chi cục trưởng Chi cục Thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Bình Định cho biết đơn vị này nhận được 10 đơn phản ánh
Cán bộ lúc nào cũng mưu tính chuyện đốt tiền... vì thế nào cũng có những cục tiền được nhét vào gầm bàn. Đó là hoàn cảnh chung của quốc doanh.
Trong ngày 30 tháng 4 năm 1975, bạn đã làm gì? Mỗi hoàn cảnh, một khác nhau, và với những suy nghĩ dị biệt nhau.
Báo Dân Trí cho biết sau tỉnh An Giang, là tỉnh Đồng Tháp: UBND tỉnh Đồng Tháp công bố tình trạng sạt lở bờ sông Tiền, đoạn thuộc ấp Bình Hòa (xã Bình Thành, huyện Thanh Bình).
Mẹ và quê hương là hai chủ đề trở đi, trở lại trong thơ Trần Trung Đạo. Nhưng không có gì trở thành quen thuộc trong thơ họ Trần. Tất cả đều tươi mới, đều là những cảm xúc trôi chảy tự nhiên,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.