Hôm nay,  

Nghề Gốm Bàu Trúc

7/18/201200:00:00(View: 7647)
Bạn thân,
Gốm Việt Nam trước giờ nổi tiếng nhất là gốm Bát Tràng. Có lẽ một yếu tố làm cho gốm Bát Tràng được biết nhiều là nhờ vị trí điạ lý thuận lợi, nằm ngay ở Gia Lâm, Hà Nội – nghĩa là bên bờ thủ đô, và do vậy được các phóng viên báo chí viết nhiều. Nhưng như thế không có nghĩa là gốm Việt Nam mình chỉ duy có gốm Bát Tràng.

Bởi vì nói ở Miền Bắc, vẫn được nhiều người biết là gốm Chu Đậu. Thiệt thòi của làng gốm này là nằm ở tỉnh Hải Dương, kể như khá xa các trung tâm báo chí, do vậy năm thì mười họa mới thấy bài viết về gốm Chu Đậu. Nhưng tuổi làng gốm Chu Đậu lão làng hơn: ước tính là đã hình thành từ thế kỷ 13, trong khi gốm Bát Tràng có thể chỉ khai sinh sau đó, có thể là thế kỷ 14.

Nhưng miệt phương Nam không thể không nói tới làng gốm Bình Dương, với hàng trăm lò gốm đa số là người Việt gốc Hoa. Xưa cổ tất nhiên không thể bằng các làng gốm phương Bắc, nhưng tính nghệ thuật vẫn có những nét riêng.

Thiệt thòi nhất về mặt tiếng tăm là làng gốm Bàu Trúc. Lý do vì nơi này xa các đô hội. Trong khi làng gốm Bát Tràng nằm ngay ngoaị thành Hà Nội, làng gốm Chu Đậu nằm ở tỉnh Hiả Dương, cũng là gần thủ đô, và làng gốm Bình Dương nằm gần Sài Gòn, thủ đô kinh tế tài chánh cuả VN... thì làng gốm Bàu Trúc nằm tận huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Xa ơi là xa, cho nên, lâu lâu mới thấy một bài trên báo về làng gốm này. Nhưng độc đáo là, gốm này mang đặc chất văn hóa của người Chăm, một sắc tộc mà sử Việt thường gọi là người Chiêm Thành.

Bây giờ, gốm Bàu Trúc đã trở thành di sản phi vật thể quốc gia, theo bản tin báo Người Lao Động hôm Thứ Hai 16/07/2012.

Bản tin này viết:

“Ngày 16-7, UBND tỉnh Ninh Thuận đã giao Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) lập thủ tục về nghề làm gốm của người Chăm ở thôn Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước) gửi bộ chủ quản trình UNESCO xét duyệt, đưa vào danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại”.

Tiến sĩ Phan Quốc Anh, Giám đốc Sở VH-TT-DL Ninh Thuận, cho biết nghề làm gốm Bàu Trúc vừa được Bộ VH-TT-DL đưa vào danh mục 12 di sản phi vật thể quốc gia.

Bàu Trúc là làng gốm Chăm truyền thống cổ xưa nhất Đông Nam Á với hơn 100 năm tồn tại và lưu truyền. Những nghệ nhân ở đây chế tác gốm theo phương pháp thủ công, mang đậm nét văn hóa cổ nhưng thể hiện tính nghệ thuật cao. Gốm Bàu Trúc có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong nước và đã xuất sang Nhật, Pháp, Đức…”

Chúng ta rồi không biết làng gốm thủ công này có thể sống thọ nổi trong thời toàn cầu hóa, khi phảỉ cạnh tranh với gốm toàn cầu hay không. Chúng ta cũng không thể biết gốm Bàu Trúc có thể đương cự nổi khuynh hướng tiêu thụ mới khi phải cạnh tranh với hàng nhựa siêu thị hay không.

Hay là chỉ có thể tập trung riêng vào tính nghệ thuật Chăm, và sẽ chào thua các mặt hàng gốm gia dụng...

Và sẽ rất là bùi ngùi nếu có một mảng văn hóa nào của nhân loại biến mất. Huống gì, đây là nghệ thuật của một sắc tộc mà dân tộc Kinh đã từng mang nợ rất nhiều, kể cả nợ tình khi nàng Huyền Trân Công Chúa xuôi Nam.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2019 sẽ diễn ra từ ngày 12 - 14/5/2019 tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc (xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) với chủ đề: Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững.
Câu chuyện oan nghiệt kỳ lạ: vợ chồng đốt nhau. Bản tin VTC News kể: Sau khi tranh cãi, 2 vợ chồng tạt xăng vào nhau rồi châm lửa đốt, dù được người dân gần đó ứng cứu kịp thời nhưng cả 2 đều bị bỏng nặng.
Chỉnh trang nội đô Đà Lạt… cách nào để giữ được nét đẹp lịch sử? Đó là chuyện đang tranh cãi…
Tình hình môi trường càng lúc càng đáng ngại... Một trong những nơi đẹp nhất ở Đà Lạt cũng trở thành bãi sình...
Bây giờ là giữa tháng 4/2019, lại nhớ tới Tướng Trần Văn Cẩm và trận Phú Yên trong tháng 4/1975. Tài liệu sau đây trích từ quân sử gia Vương Hồng Anh.
Một trong những nỗi lo tại Việt Nam là ngộ độc thực phẩm. Rồi ngộ độc thuốc, rồi ngộ độc đủ thứ... Hàng ngày, cứ mãi nghe tin ngộ độc từ công nhân hãng xưởng cho tới học sinh tiểu học... Có vẻ như đây là điệp khúc bất tận. Tại sao thế? Tại sao nước khác ít bị ngộ độc hơn Việt Nam? Tại sao trước 1975 ít hơn?
Cháy kinh hoàng vì chập điện... Lỗi ở thợ điện, hay lỗi ở nhà thầu xây dựng? Hay lỗi ở các cơ quan kiểm tra về xây dựng? Hay lỗi ở người chủ cơ sở bị cháy?
Bạo lực gia đình vẫn gay gắt... Báo An Ninh Thủ Đô kể chuyện: Cô bé lấy thân mình che chắn cho mẹ khi bị cha chém tới tấp.
May mắn giữa biển Hoàng Sa... Bản tin VTC kể: Lực lượng cứu hộ của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam vừa đưa một thuyền trưởng tàu cá bị tai biến ở Hoàng Sa vào đất liền an toàn.
Hóa ra gian lận điểm cũng chỉ vì các quan chức… Người dân thường bắt buộc phải sống tử tế… Báo Thanh Niên kể chuyện Hà Giang: Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Giang xác định một số người có chức vụ quyền hạn tại Sở GD-ĐT và Công an tỉnh đã tiếp tay cho hành vi gian lận điểm thi tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 để trục lợi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.