Hôm nay,  

Em Xinh Như Cây Lúa

6/18/201200:00:00(View: 12605)
Bạn thân,
Có một ca khúc dân gian ngợi ca nhan sắc phụ nữ Việt Nam, trong đó nói rằng “Em xinh là xinh như cây lúa” -- nghe hoài điệu lý này, chúng ta tự nhiên không thắc mắc.

Nhưng mới đây, đọc một đoản văn trên tờ Tia Sáng, mình mới thấy ông bà mình xài chữ tuyệt vời, tỏ tình kín đaó.

Bài viết này ký tên tác giả Hoàng Hồng-Minh, đăng ở Tia Sáng hôm 6/6/2012, nhan đề là “Kín đáo học Á Đông,” như sau:

“Nghe xong bài đàn ngũ âm, ông Pháp Đàn nhích lại gần “dám hỏi Cụ Hinh, tên bài hát này là gì ạ?”.

- Là “Em xinh là xinh như cây lúa” ạ.

Ông Pháp Đàn càng rụt rè. Cái cổ của ông ngắn hẳn lại.

Hồi lâu, sau khi tự chiến thắng được sự rụt rè bình phương của mình, ông cất tiếng.

- “Cụ Hinh ạ, em xinh thì tôi hiểu. Nhưng xinh như cây lúa, thì chịu, quả là khó quá ạ.”

- “Thế ông tưởng tôi hiểu nó đấy à?”

- “Chết, thế thì nó là cái gì ạ?”

- “Cái đó gọi chung là kín đáo học Á Đông, ông Pháp Đàn ạ.”....”

Tuyệt vời là thế, ngay cả lời bình trong bài của nhà văn Hoàng Hồng-Minh cũng là những gì rất mực bí ẩn Đông Phương: “kín đáo học Á Đông” cũng khó hiểu như “Em xinh là xinh như cây lúa.”

Có phải đây là Thiền Tông với những ẩn nghĩa? Sao lại xinh như cây lúa nhỉ?

Chúng ta có thể không hiểu hết ẩn nghĩa các ca khúc của ông bà mình, nhưng hẳn là lờ mờ cảm nhận rằng thế gian này -- cả em và cả cây lúa -- đều xinh như mộng, nghĩa là trần gian hiếm thấy.

Chắc chắn là, các ngôn ngữ thơ mộng đó của các nhạc sĩ dân gian Việt Nam không rõ nghĩa minh bạch như những câu nói của nữ hoàng nôị y Ngọc Trinh, khi cô nói những câu như:

- Điều giỏi nhất của tôi là ngoan...

- Không có tiền thì cạp đất mà ăn...

Trời ạ, cây lúa đâu có biết nói đâu, sao mà lại tuyệt vời dưới mắt các nghệ sĩ dân ca Việt từ nhiều thế kỷ xa xưa?

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Triêu nhà Nguyễn có công lớn nhất là đã thông nhất giang sơn về một mối sau một thời rất nhiễu nhưỡng phân đôi hai bờ Trịnh-Nguyễn... Nhà Nguyễn chỉ bị chỉ trích khi mời người Pháp vào, và là đầu mối để bị chiếm mất Lục Tỉnh và rồi bị đô hộ toàn quôc.
Đào tạo trực tuyến, tức là học qua Internet... Ngaỳ xưa, khi chưa có Internet, gọi là học hàm thụ, hay học từ các sách hay tài liệu gửi từ trường về tận nhà để học viên học, làm bài và gửi bài tập làm xong tới trường chấm điểm... Vấn đề là, kiểm tra học lực sẽ khó.
Câu chuyện Formosa vẫn cứ mãi nặng nợ Formosa... có vẻ như ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã biết ơn pho tượng vàng Hồ Chí Minh nặng 50 kí vàng ròng do Formosa hiến tặng, nên cứ mãi Formosa...
Vậy là tiếp tục đình công tại công ty Venus Việt Nam tại Thanh Hóa… Bởi vì bản văn Ban giám đốc cam kết thỏa mãn đòi hỏi của công nhân không có cond ấu, không chữ ký…
Có phải tội phạm tại Sài Gòn tăng vọt đáng ngại? Chuyện thấy rõ là, các quan chức sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam la làng, cảnh báo công dân Mỹ tới Việt Nam coi chừng bị hành hung, giựt đô, trộm cắp, đột nhập nhà riêng...
Vậy là bắt quả tang một quan chức cầm tiền hối lộ... Lại ra quán cà phê cầm tiền, thế mới bị bắt quả tang. Không cẩn trọng tí nào...
Vậy là cả làng xe taxi thê thảm... và do vậy, phải khiếu nại với chính phủ... Bản tin báo Tuổi Trẻ kể: Taxi Hà Nội yêu cầu dừng khẩn cấp Grab-Uber...
Có quá nhiều nỗi lo... có quá nhiều “bức xúc”... đó là lý do người dân la làng, từ báo động cho tới kêu cứu...
Nghỉ Tết bao nhiêu ngày thì vừa? Người xưa có câu là cả tháng hay vài tháng, vì tháng giêng là tháng ăn chơi... Dĩ nhiên, bây giờ khác rồi.
Như dường đi lại trên đường Hà Nội là môn thể thao nguy hiểm cực kỳ, còn nguy nhiều thập phần hơn các môn thể thao phiêu lưu mạo hiểm... Thậm chí chết giữa phố, cũng hệt như phim hành động chớp nhoáng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.