Hôm nay,  

Bữa Cỗ Làng Quê

06/06/201200:00:00(Xem: 10582)
Bạn thân,
Có những phong tục đã trở thành gánh nặng cho người dân. Trong đó, là chuyện “ăn uống, cỗ bàn” tại nhiều địa phương làng quê.

Nhà văn Đào Ngọc Oanh trong bài viết trên báo Nhân Dân nêu rõ trên tựa đề là “Méo mặt lo đám xứ làng quê.”

Cần phảỉ ghi chú rằng, miền bắc gọi “ăn cỗ,” miền nam gọi là “ăn tiệc,” hay còn kiểu nói là “tiệc tùng” trong cách điệp âm để thấy đó là gần như lời than.

Chuyện xảy ra ở Thái Bình, tiệc tùng nhiều vô số kể, làm người dân hao tài tốn của vì cứ phải đi ăn tiệc hoài. Trong khi ăn tiệc ở miền nam, thường là đi xuông, thì phía bắc lại có màn phaỉ cầm theo phong bì, thế là lại thêm gánh nặng.

Bài báo Nhân Dân kể, trích:

“...ở làng quê bây giờ có việc gì người ta cũng tổ chức ăn cỗ. Từ ăn cỗ đám mừng thọ đến cỗ đám giỗ, đám tang, đám xây cất mồ mả, đám cưới, đám dựng nhà (tân gia), đám liên hoan con đỗ đại học.v.v.

Một đám mừng thọ gia chủ làm khoảng 40 đến 50 mâm cỗ mời bà con, anh em, họ hàng. Sau khi tổ chức ăn uống xong thì mới đến việc chúc thọ. Bà con đến chúc mừng và tặng quà. Người ta mừng bức trướng, bánh kẹo nhưng nhanh và nhiều nhất là mừng …phong bì. Từ mấy chục đến cả trăm, phong bì ở quê giờ cũng làm méo mặt biết bao người không như trước kia người đi giỗ chỉ mang hương, hoa, rượu, quả đến thắp hương. Đám giỗ không chỉ mời anh em, bà con láng giềng mà còn thêm bạn bè của con, của cháu đông vui nhộn nhịp với gần 20 mâm cỗ...


Trong các đám ở quê có lẽ tốn kém nhất là đám cưới và đám tang. Nhà có đám phải tổ chức ăn uống trong ít nhất hai ngày. Theo người dân ở quê thì: Lệ làng phải thế! Nếu đám cưới nhà nào thuê nấu cỗ và không có người đến giúp thì sẽ mất vui và người làng chê trách...”

Chê trách? Làm đám mà không nấu cỗ hai ngày thì bị chê trách? Thế là mạt vận rồi. Bài báo cho biết trung bình người dân làng quê Thái Bình ăn tiệc nhiều tới thê thảm, tới nổi nhiều người phải bỏ xứ mà đi:

“Cô Thanh, người phụ nữ sống độc thân trong làng cho biết: “Chắc sắp tới cô phải lên Hà Nội kiếm việc làm, chứ ở quê trông chờ vào cây lúa, mớ rau mà đi đám xứ suốt thì không đủ ăn”. Cô kể có khi một tuần cô đi dự hai, ba đám liền. Ông bà hàng xóm nhà cô con cái gửi tiền về dưỡng già nhưng do đi đám nhiều nên giờ không có đủ tiền lo thuốc thang.”

Thế thì, ăn cỗ cũng là tra tấn vậy. Lẽ ra các quan xã phải cấm chứ, quê đã nghèo mà sao lại làm thế.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày 7/7 nguồn tin từ UBND xã Vinh Hà (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế) xác nhận, một người dân trên địa bàn xã này vừa bị bạch tuộc cắn tử vong.
Chủ Nhật này là ngày 9 tháng 7 năm 2017. Như thế là tròn 64 năm, ngày cụ bà Nguyễn Thị Năm (Cát Hanh Long) bị xử tử.
Có nhiều người đang khởi động chiến dịch chống chích thuốc chủng ngừa... nguy hiểm vô cùng tận. Như thế, nên hiểu là tương đương với âm mưu sát nhân tập thể...
Công an tỉnh Nghệ An tập trận ầm ĩ, hù dọa người dân... trong khi xưởng thép Quảng Nam ô nhiễm tới mức ngườid ân phaỉ xuống đường, phản đối...
Có phải vì sinh suất giảm, làm nền kinh tế Việt Nam nguy hại?
Báo Khám Phá kể chuyện về 4 người đuối nước tại thôn Sở Hạ, xã Ninh Sở (Thường Tín, Hà Nội): "Tưởng 2 anh theo xe đưa các cháu đi cấp cứu, nào ngờ cả 2 đuối nước dưới ao"...
Mục tiêu tăng trưởng nên đặt ra định mức bao nhiêu cho kinh tế Việt Nam? Thấp thì nhà nước không vui, cao quá thế giới sẽ cười bể cả lồng kính ông Hồ... Nên đòi tăng trường 50% chăng?
Nhà máy nghìn tỷ đắp chiếu tới đâu rồi? Bản tin VOV kể chuyện “Nhà máy 8.000 tỷ đồng đắp chiếu: Một loạt sếp lớn mất chức.”
Bản tin Sputnik từ Moscow ghi rằng Việt Nam đã yêu cầu Liên bang Nga ủng hộ lập trường của Hà Nội về cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, và mang đóng góp vào việc duy trì hòa bình trong khu vực
Lần nào cũng vậy, khi tôi bước vào khu CVS, thấy thiên hạ tụ năm tụ bảy, kẻ dò vé, người cạo số. Đúng vậy, họ mua vé số rồi dò, rồi cạo hy vọng trúng lớn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.