Hôm nay,  

Bữa Cỗ Làng Quê

6/6/201200:00:00(View: 10685)
Bạn thân,
Có những phong tục đã trở thành gánh nặng cho người dân. Trong đó, là chuyện “ăn uống, cỗ bàn” tại nhiều địa phương làng quê.

Nhà văn Đào Ngọc Oanh trong bài viết trên báo Nhân Dân nêu rõ trên tựa đề là “Méo mặt lo đám xứ làng quê.”

Cần phảỉ ghi chú rằng, miền bắc gọi “ăn cỗ,” miền nam gọi là “ăn tiệc,” hay còn kiểu nói là “tiệc tùng” trong cách điệp âm để thấy đó là gần như lời than.

Chuyện xảy ra ở Thái Bình, tiệc tùng nhiều vô số kể, làm người dân hao tài tốn của vì cứ phải đi ăn tiệc hoài. Trong khi ăn tiệc ở miền nam, thường là đi xuông, thì phía bắc lại có màn phaỉ cầm theo phong bì, thế là lại thêm gánh nặng.

Bài báo Nhân Dân kể, trích:

“...ở làng quê bây giờ có việc gì người ta cũng tổ chức ăn cỗ. Từ ăn cỗ đám mừng thọ đến cỗ đám giỗ, đám tang, đám xây cất mồ mả, đám cưới, đám dựng nhà (tân gia), đám liên hoan con đỗ đại học.v.v.

Một đám mừng thọ gia chủ làm khoảng 40 đến 50 mâm cỗ mời bà con, anh em, họ hàng. Sau khi tổ chức ăn uống xong thì mới đến việc chúc thọ. Bà con đến chúc mừng và tặng quà. Người ta mừng bức trướng, bánh kẹo nhưng nhanh và nhiều nhất là mừng …phong bì. Từ mấy chục đến cả trăm, phong bì ở quê giờ cũng làm méo mặt biết bao người không như trước kia người đi giỗ chỉ mang hương, hoa, rượu, quả đến thắp hương. Đám giỗ không chỉ mời anh em, bà con láng giềng mà còn thêm bạn bè của con, của cháu đông vui nhộn nhịp với gần 20 mâm cỗ...


Trong các đám ở quê có lẽ tốn kém nhất là đám cưới và đám tang. Nhà có đám phải tổ chức ăn uống trong ít nhất hai ngày. Theo người dân ở quê thì: Lệ làng phải thế! Nếu đám cưới nhà nào thuê nấu cỗ và không có người đến giúp thì sẽ mất vui và người làng chê trách...”

Chê trách? Làm đám mà không nấu cỗ hai ngày thì bị chê trách? Thế là mạt vận rồi. Bài báo cho biết trung bình người dân làng quê Thái Bình ăn tiệc nhiều tới thê thảm, tới nổi nhiều người phải bỏ xứ mà đi:

“Cô Thanh, người phụ nữ sống độc thân trong làng cho biết: “Chắc sắp tới cô phải lên Hà Nội kiếm việc làm, chứ ở quê trông chờ vào cây lúa, mớ rau mà đi đám xứ suốt thì không đủ ăn”. Cô kể có khi một tuần cô đi dự hai, ba đám liền. Ông bà hàng xóm nhà cô con cái gửi tiền về dưỡng già nhưng do đi đám nhiều nên giờ không có đủ tiền lo thuốc thang.”

Thế thì, ăn cỗ cũng là tra tấn vậy. Lẽ ra các quan xã phải cấm chứ, quê đã nghèo mà sao lại làm thế.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tóm tắt: Ngày xưa có một cô bé xinh xắn thường choàng cái khăn đỏ của bà nội cho nên người ta gọi cô là “ Bé Khăn Đỏ”. Một hôm bà nội ốm, mẹ sai cô bé mang bánh và sữa cho bà.
Thường khi, thân thế là điều cầu thiết, để cơ cấu một viên chức vào một chức lớn hơn, một chức quan trọng hơn, và trên nguyên tắc là trông có vẻ bất thường nhưng thực ra là rất thường.
CLMV là gì? Trong buổi lễ kỷ niệm ở Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đọc trước quan khách quốc tế và trước ống kính truyền hình Việt Nam là: Cờ Lờ Mờ Vờ.
Garden Grove (Bình Sa)- - Tại hội trường Thư Viện Việt Nam ở Garden Grove, vào lúc 2 giờ chiều Thứ Bảy ngày 3 tháng 12 năm 2016, Nhà Nghiên Cứu Vy Thanh đã cho ra mắt cuốn sách “Hồ Chí Minh Cứu Nước?”
Ngày Hội Cà Phê theo truyền thống tổ chức vào những ngày trong tháng 3 hàng năm tại Ban Mê Thuột. Tháng 3 hàng năm.
Trong tuần này, sẽ có một ngày quan trọng, được cử hành lễ từ lâu -- và nguyên thủy được Liên hiệp Quốc công nhận từ lâu. Đó là Ngày Quốc tế Nhân quyền.
Báo Dân Trí ghi lời đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy - Ủy viên Thường trực Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội - đại diện các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tiếp xúc cử tri quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) chiều 28/11:
Vậy mà, chưa ai thấy các quan lớn trong Bộ Chính Trị tự nguyện nộp tiền để “xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa” nhưng chỉ thấy dân nghèo thê thảm ở Thành phố Thanh Hóa cúng tiền.
Nhân chuyện ông Fidel Castro hôm 26/11/2016 từ sống chuyển sang từ trần, đủ thứ dàn hòa tấu bừng lên: Hà Nội ban lệnh quốc tang, Sài Gòn lặng lẽ đọc tin người tỵ nạn Cuba ở Miami tràn ra phố tưng bừng.
Lịch sử dân tộc Việt Nam là triền miên kháng cự quân Phương Bắc, từ xa xưa là thời Phù Đổng nhổ tre đánh tan giặc Ân, cho tới các trận vang danh thời vua Quang Trung thời Tây Sơn...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.