Hôm nay,  

Tệ Nạn Đạo Văn

05/06/201200:00:00(Xem: 8264)
Hãy hình dung rằng bạn lấy 1/5 hay 1/4 một bài viết của khoa học gia Albert Einstein và ghi tên bạn là tác giả. Như thế gọi là đạo văn.

Đạo văn, đạo văn... đang là nan đề tranh cãi tại VN, cho dù tệ nạn này đã xảy ra từ lâu. Đơn giản vì một sự cố xui xẻo dồn dập của Thạc sĩ Lê Đức Thông.

Báo Tuổi Trẻ cho biết, chỉ trong hai ngày 23 và 24-5-2012, các tạp chí chuyên ngành vật lý quốc tế đã gỡ bỏ ba bài viết của thạc sĩ Lê Đức Thông, nâng tổng số bài bị rút vì đạo văn của ông này lên đến con số 7 trong vòng hai năm.

Báo Tuổi Trẻ hôm 3-6-2012 đã đăng bài phỏng vấn Thạc sĩ Lê Đức Thông “chiều 1-6 nói rõ thêm về việc các bài báo khoa học bị tạp chí nước ngoài rút vì đạo văn.”

Thạc sĩ Lê Đức Thông xác nhận: “Việc sai sót của tôi, tôi đã hoàn toàn chịu trách nhiệm và sự nghiệp nghiên cứu khoa học của tôi cũng đã và đang chịu ảnh hưởng vô cùng nặng nề trước dư luận, cộng đồng khoa học trong nước và quốc tế. Đây cũng là bài học rất lớn và sâu sắc không riêng cho cá nhân tôi mà còn cho các nhà khoa học trẻ của Việt Nam.”

Nhà bình luận Trần Huỳnh trên cùng trang báo Tuổi Trẻ đã ghi nhận một nỗi buồn khác, nhưng có liên hệ:

“Một thực tế đáng sợ hơn là ngay sau khi báo Tuổi Trẻ đăng bài “Vua” đạo văn, ngay lập tức một trang báo mạng về giáo dục liền có bài viết về đề tài này trong đó dẫn nhiều nguồn tin... từ báo Tuổi Trẻ. Bài viết có ký tên tác giả đàng hoàng nhưng không hề có một dòng nêu nguồn tin người viết có được từ đâu. Đọc bài báo đó, TS Cao Huy Thiện - phó viện trưởng Viện Vật lý TP.HCM - lắc đầu ngao ngán: “Chúng tôi chỉ trả lời với PV Tuổi Trẻ, nhưng tác giả bài báo kia lại viết cứ như đã phỏng vấn chúng tôi. Đọc vào, tôi biết tác giả đã chép ý kiến của chúng tôi trên Tuổi Trẻ, nhưng thể hiện cứ như phỏng vấn trực tiếp. Trang báo mạng của giáo dục mà như thế thì đúng là nạn đạo văn hết thuốc chữa!”...”


Nhìn từ một người nước ngoài thì khe khắt hơn, nhưng hẳn nhiền là vì đứng trên tiêu chuẩn quốc tế. Báo Tuổi Trẻ ghi lời giáo viên người Mỹ C.G. Fewston, người đã sống ở VN hơn ba năm và từng giảng dạy tại một số trường đại học ở TP.SG, trong đó ông giáo Mỹ nói:

“...tôi đã chứng kiến nhiều bài báo cáo được hoàn thành bằng cách copy - paste (sao chép)...

Nhiều nước trên thế giới từ lâu đã quan tâm và kiên quyết dẹp bỏ nạn đạo văn trong môi trường học đường và chuyên nghiệp. Tôi nghĩ ở VN nạn đạo văn nên được liệt kê là một dạng tệ nạn xã hội. Hành vi thiếu đạo đức này phá hoại những công trình nghiên cứu chân chính được đầu tư bằng thời gian, công sức và trí tuệ của nhiều học giả. Nó trải thảm cho sự chây lười hơn là động viên tính chuyên nghiệp và trung thực trong xã hội.”

Biết làm sao bây giờ? Đạo văn đã trở thành truyền thống rồi, khi học sinh được yêu cầu học thuộc các bài văn mẫu, thay vì được dạy phê bình về các bài văn mẫu... Hãy suy nghĩ cho kỹ xem: các nghị quyết Đảng CSVN năm nay là copy từ năm ngoái một phần, và năm ngoái là cũng “chôm chữ nghĩa” từ nhiều phần năm trước kia.

Viết chệch ra là sẽ rách chuyện. Thế nên, đaọ văn mới an toàn. Nhưng như thế, khoa học sẽ không bao giờ tiến bộ cả. Do vậy, những người như GS Ngô Bảo Châu bứt phá được để rồi biết suy nghĩ độc lập mới là tuyệt vời.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.