Hôm nay,  

Khi Sinh Viên Mê Cờ Bạc

08/09/200400:00:00(Xem: 4746)
Bạn,
Theo ghi nhận của báo Thanh Niên, thời gian gần đây, tệ nạn cờ bạc, nhậu nhẹt đã lan rộng trong giới sinh viên tại VN. Có những sinh viên đanghọc giỏi và chân chất, vậy mà chỉ sau một vài tam cá nguyệt học kỳ, họ đã trở thành 'lão làng' với những buổi nhậu nhẹt hay hàng giờ ngồi sát phạt nhau. Cuối năm học, các sinh viên này trở nên dật dờ, với một bảng kết quả học tập thật thê thảm. Báo TN ghi lại một số trường hợp tại Hà Nội như sau.
19 tuổi, Hoàng ở Thái Nguyên hăm hở về Hà Nội nhập học với danh hiệu á khoa Khoa Quản trị kinh doanh. Cậu có học bổng, có viện trợ từ gia đình, chưa có bạn bè, nên chỉ lao vào học. Sơ kết học kỳ I, cậu được 7.2 - một điểm số đáng biểu dương - và tiếp tục được nhận học bổng ở học kỳ II. Cuối học kỳ II, Hoàng gần như trở thành thổ địa của Hà Nội, hấp thụ được một ít "ánh sáng" và khá nhiều "bóng tối" của thành thị. Lúc này, mắt cậu bớt ngời sáng, da xỉn màu, ria mép và râu cằm tua tủa. Vì hút thuốc như khói tàu, ăn uống, ngủ nghỉ tùy tiện, vạ vật, cuối học kỳ II, Hoàng thi lại 3 môn, mất học bổng.Giữa năm thứ hai, má Hoàng đã hóp lại, mắt lờ đờ thiếu ngủ, bỏ học lác đác, vì cả phòng thức đêm đánh bài, sát phạt nhau từ 7 giờ tối đến 5 giờ sáng. Thêm một thời gian nữa, Hoàng gầy tong teo, dáng đi có phần lảo đảo, tóc tai rậm rạp, bù xù, áo quần xộc xệch vạt ngoài vạt trong vì uống rượu. Uống rượu suông không mồi và nhậu kiểu liên phòng. Thằng này đấu với thằng kia, phòng này đấu với phòng khác, ký túc này đấu với ký túc nọ. Đã có được kiểu phớt đời khi ngâm nga "Trăm năm Kiều vẫn là Kiều, sinh viên thi lại là điều tất nhiên".

Đứt học bổng, quỹ tiền nhà cũng đuối dần, viện trợ không hoàn lại ở hậu phương có khi phải cắt giảm, Hoàng gia nhập vào hội làm kinh tế số: đánh đề. Nhịn ăn, gieo xuống 2 ngàn đồng để nuôi niềm hy vọng sau 5 giờ chiều có 70 ngàn đồng. Thỉnh thoảng cũng trúng, dẫn chiến hữu làm một bữa túy lúy, hôm sau lại tiếp tục gieo niềm hy vọng, và gieo ngày càng nặng tay.Thế là mắc nợ. Nợ tiền cơm tháng. Nợ tiền nhà trọ. Nợ tiền học phí. Nợ tiền đánh đề, đánh bài. Bắt đầu hành trình "sưu tập địa chỉ vay nợ". Lúc đầu còn rụt rè, sau gặp ai có thể hỏi vay được là vay. Nhưng tình hình tài chính, cũng như tình trạng học tập, ngày càng túng quẫn. Bà hàng cơm, hàng chè chén, hàng rượu truy lùng, chủ nợ tìm đến tận nơi hỏi thăm, chủ nhà trọ xua đuổi vì thiếu tiền, vì nhậu nhẹt, bài bạc ồn ào, mất trật tự. Bắt đầu những ngày tháng phiêu bạt đi ở nhờ, ăn cơm ké, sống bẩn. Ở chui nhủi trong ký túc xá, ăn uống bữa có bữa không nhờ vào nguồn thực phẩm ốm yếu của bạn. Ăn đói, không đủ sức học, nhiều hôm phải ép mình ngủ suốt ngày cho qua bữa, bỏ cả lên giảng đường. Đầu óc quay cuồng với một chữ "tiền", không còn nhớ nổi lịch thi lần đầu, lịch thi trả nợ lần hai, lịch học lại, thi lại lần ba. Cứ thế, tình trạng ngày càng không lối thoát.
Bạn,
Báo TN viết tiếp:Hoàng là một nhân vật cụ thể, nhưng không hề là trường hợp cá biệt. Cậu là một đại diện phổ biến nhất cho rất đông sinh viên tỉnh từng và đang trọ học tại Hà Nội, TPSG,Đà Nẵng, Huế, Đà Lạt...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.