Hôm nay,  

Câu Chuyện Dịch Thuật

18/04/201200:00:00(Xem: 9861)
Bạn thân
Dịch là một việc làm khó khăn, đầy gian nan, nhưng sẽ giúp được cho nhiều người khác có thể tiếp cận một nền văn hóa nước khác, có thể tìm đọc những vùng văn chương khác ngoài quê nhà. Do vậy, dịch thuật là điều cần thiết.

Nhưng không phải ai cũng hiểu hết ngôn ngữ nước ngoài để có thể dịch sang Việt ngữ cho có hồn được. Bởi vì để hiểu một ngôn ngữ, là phải tắm gội trong nguồn ngôn ngữ đó trong nhiều năm, thậm chí nhiều thập niên.

Mặt khác, khi hiểu được ngôn ngữ và văn hóa nước ngoaì xong, người dịch cũng cần khả năng ngôn ngữ Việt để diễn lại trong một cách dễ hiểu, thuận tai, và lôi cuốn. Nghĩa là, người dịch tốt nhất cũng tự bản thân cần là một nhà văn viết bằng Việt ngữ.

Thế mới khó.

Trên thông tấn VietnamNet, tác giả Tùy Phong trong bài viết nhan đề “Bao giờ mới hết những chữ vô hồn?” đã kể về một số tai họa ngôn ngữ trong dịch thuật.

Tác giả Tùy Phong viết:
“...“Thảm họa dịch thuật” Mật mã Da Vinci năm 2005 đã khiến đơn vị xuất bản phải thu hồi và tổ chức hiệu đính, tái bản.

Nhiều đoạn văn ngây ngô vì dịch giả dường như chỉ cố gắng đoán, chứ không phải là dịch. Thậm chí có những đoạn dịch loạn đã trở thành “tượng đài” về sự “vô tri”, ví dụ: “Bố em chết cách đây một tuần”, nàng nói. “Ung thư tử cung” (bản dịch cuốn Hạt cơ bản của Michel Houellebecq, dịch giả Cao Việt Dũng)...

Dịch giả trẻ thế hệ 8x có thể còn quá non trẻ và chưa đủ vốn sống để dịch hay, nhưng những dịch giả nhiều năm trong nghề dù dịch rất tốt cả cuốn sách cũng chưa hẳn đã tránh được lỗi. Ngay trong những dòng đầu tiên của Lolita - cuốn sách đang được tung hô ầm ĩ nhất hiện nay, cũng đã thấy câu văn tối nghĩa và khó hiểu: “Ở trường học, em là Dolly. Trên dòng kẻ bằng những dấu chấm, em là Dolores. Nhưng trong vòng tay tôi, bao giờ em cũng là Lolita.” Không hiểu một người Việt bình thường có hiểu nổi “trên dòng kẻ bằng những dấu chấm” là cái gì hay không? Giáo sư Cao Xuân Hạo có viết rằng: “dịch sát từng chữ là cách tốt nhất để dịch sai hoàn toàn”. Thiết nghĩ đoạn dịch khó hiểu trên đây là một ví dụ rất thú vị cho nhận định của ông...” (hết trích)

Bí hiểm, bí hiểm. Đọc trong câu tiếng Việt không hiểu thì làm sao bây giờ?

Trường hợp dịch bí hiểm trên là một kinh nghiệm vàng cho nền văn học dịch thuật VN vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.