Hôm nay,  

Tạ Ơn Rừng Thiêng

2/20/201200:00:00(View: 4298)
Tạ Ơn Rừng Thiêng

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, tại miền Bắc VN, trên địa bàn tỉnh Lào Cai, ở 1 nơi quanh năm mây phủ trắng rừng, Lao Chải (có nghĩa là bản già) đang lưu truyền một phong tục đặc biệt - lễ Gà Ma Dó cúng rừng đầu năm. Còn rừng thì sống, mất rừng là mất tất cả. Suy nghĩ đó xuyên suốt mọi hành động của người dân với rừng... Báo Dân Trí viết về tục lệ này qua bản tin như sau.
Không còn nhớ phong tục kỳ bí ở khu rừng thiêng này có từ đời nào, người Hà Nhì ở Lao Chải (xã Ý Tý, Lào Cai) chỉ cốt hành lễ sao cho đúng tinh thần của tổ tiên, và tin rằng, những nghi thức tâm linh sẽ chuyển những mong muốn tới thần linh giúp họ sinh sống yên ổn nơi rừng thiêng nước độc. Quan niệm rừng là sự sống đã trở thành triết lý cốt lõi. Những nghi thức tôn kính khi hành lễ đã thể hiện sự biết ơn về một vị thần rừng luôn che chở mang lại sản vật cho họ từ thuở khai thiên lập bản.Còn rừng thì sống mất rừng là mất tất cả, đó là suy nghĩ đơn giản nhưng xuyên suốt mọi hành động của người dân với rừng... Cuộc tạ ơn thiên nhiên trọng tục cúng rừng Gà Ma Dó như tiếng nói vô thanh hòa vào cõi âm u mà bao đời nay đồng bào Hà Nhì coi như triết lý sống của dân bản.

Đúng ngày con rồng (ngày Thìn) đầu tiên của năm, những sản vật làm ra được dâng lên vị thần rừng tôn kính, với mong muốn một năm tới mùa màng sẽ lại tốt tươi mang lại nhiều củ quả. Là một phong tục cổ và nguyên thủy, nhưng ý nghĩa tích cực của nó thì cho đến ngày nay và mãi mãi về sau, vẫn luôn đúng với thế hệ con cháu.Rừng cấm Gà Ma Dó của bản Lao Chải là khu rừng già, không một ai được đốn cây chặt cành, kể cả việc nhặt củi cũng không được phép.Năm nay với người dân Lao Chải, lễ cúng Gà Ma Dó vào ngày Thìn đầu tiên được nhân đôi sự thiêng liêng khi diễn ra cùng năm Thìn.
Một bữa cơm rượu khá thịnh soạn trước khi làm lễ cúng rừng. Người ngồi giữa là ông Phu Ha Giờ - bố của thầy cúng Phu Chê Xa, là một trong 2 thầy cúng của lễ Gà Ma Dó.Tất cả mọi công việc phải được thực hiện trong rừng già, ngay cả người thầy cúng cũng vác củi chuẩn bị.Không ai được đi dép trong khu rừng cấm của buổi lễ vì sự tôn nghiêm.Đây là khu rừng già chỉ dành riêng cho nghi lễ, ngay cả củi và nước cũng được người dân vác lên từ dưới núi.Phải nổi lửa tại rừng. Chỉ có ngôn ngữ của người Hà Nhì được nói tại đây, các vị khách (nếu có) không được phép nói ngôn ngữ khác.Việc dọn dẹp ban thờ cũng phải được thực hiện với đầy đủ nghi lễ bởi chính 2 ông thầy cúng.Việc làm gà mổ lợn phải được thực hiện tại phiến đá đặt trước ban thờ thần rừng.
Bạn,
Cũng theo báo Dân Trí, lễ Gà Ma Dó linh thiêng trong rừng già chính là cuộc tạ ơn vị thần đã ban phát sự no ấm cho dân bản.Lễ vật cúng xong xuôi sẽ được thầy phát cho cho từng người hưởng. Có 3 bát rượu lộc được chia đều cho mọi người có mặt trong buổi lễ. Sau đó sẽ là một cuộc hưởng lộc rừng ngay tại nơi hành lễ.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bây giờ nhìn đâu cũng thấy khủng bố… Có khủng bố mức độ nhỏ, như bọn thanh niên trong xóm, có khủng bố kiểu du kích chiến tranh, có khủng bố kiểu ám sát chuyên nghiệp, và có khủng bố kiểu trách nhiệm nhà nước…
Vậy mà đã ba năm. Tính tới ngày ca nhạc sĩ Việt Dzũng ra đi. Ngày 20 tháng 12 năm 2013, chàng nhạc sĩ với dòng nhạc thiết tha của người tỵ nạn đã ra đi.
Hôm 18 tháng 12 là Ngày Người di cư Quốc tế (International Migrants Day)... Nghe bùi ngùi... có vẻ như di cư đã nằm sẵn trong căn tính dân tộc...
Bản tin Nga Sputnik ghi một tin theo báo Pháp Luật cho biết rằng vào sáng 16-12, Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình TP.SG tổ chức mít tinh kỷ niệm 55 năm ngày Dân số Việt Nam (26-12).
Tuyệt vời. Nhà thơ Bùi Giáng cũng là một mùa xuân của ngôn ngữ Việt, bởi vì hình như và có thể là, họ Bùi là nhà thơ tuyệt vời của những thập niên hậu thế kỷ 20,
Trong khi đó, từ 2 tuần nay, các doanh nhân Sài gòn, Chợ Lớn, hà Nội, Đà Nẵng... đã xôn xao, rủ nhau mua vàng, mua đôla, mua đất... để sẽ né trận mưa bão đổi tiền.
Điều suy nghĩ từ lâu ai cũng có, nhà nước CHXHCNVN nhiều lần đổi tiền, để đánh tư bản, và để giới quan chức và con buôn thân cận trục lợi, không lẽ lần này tránh né chuyện đổi tiền?
Việt kiều là mỏ vàng… Đúng vậy. Không phải lời của các cô gái Sài Gòn hay Hà Nội đâu… Đó là thực tế, chính phủ cũng thấy như thế. Và mùa Tết này, các mỏ vàng biết đi này sẽ rủ nhau về tưng bừng.
Bản tin nói, chuyện đau lòng này xảy ra hôm Chủ Nhật 11/12/2016, tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. Theo đó vào thời gian này, có hai người đàn ông ăn mặc tuyềnh toàng,
Tại Việt Nam, chuyện gì cũng chậm trễ. Có phải bởi vì dân mình ưa nhậu hơn suy nghĩ, ưa chơi cờ tướng hơn là đọc sách, ưa ngồi cà phê thay vì lặn lội tìm mưu cứu nước...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.