Hôm nay,  

Chợ Trên Núi Ở An Giang

06/01/201200:00:00(Xem: 5339)
Chợ Trên Núi Ở An Giang

Bạn,
Theo báo Sài Gòn, trên địa bàn tỉnh An Giang, tại xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, ở khu vực Vồ Đầu trên Nuí Cấm, có một ngôi chợ rất đặc biệt, Ngôi chợ này toàn người Khmer tập trung nhóm chợ buôn bán vào buổi sáng. Báo Thanh Niên ghi nhận toàn cảnh ngôi chợ này qua đoạn ký sự như sau.
Chợ nhóm họp hằng ngày từ 8-11 giờ trên con đường chạy dài dưới chân chùa Vạn Linh, bên cạnh tượng Phật Thích Ca Di Lạc... Tờ mờ sáng, từ các nẻo dưới chân núi, họ gánh những gánh hàng nặng trĩu lên núi bán. Gánh hàng chẳng có món nào có giá trị lớn, đa phần là rau củ, trái cây cùng một số ít cá, thịt, hột gà... phục vụ cho bữa ăn hằng ngày của người dân xứ núi. Thực phẩm đựng trong rổ, thúng bằng tre hoặc thau nhôm gánh bằng 2 chiếc gióng. Họ ngồi đối diện nhau, ở giữa là lối đi nhỏ để khách qua lại mua hàng. Đòn gánh dùng để gánh hàng được xếp gọn gàng, có người đem kê làm... ghế ngồi. Thường chợ họp với tất cả...52 cây đòn gánh, nhưng cũng có hôm số lượng đòn gánh giảm đi do người chủ bị bệnh hoặc bận đi việc khác... Gọi là chợ nhưng vốn của mỗi gánh hàng chưa tới vài trăm nghìn đồng. Ở đây có một "điều luật bất thành văn" là không cố định chỗ ngồi, ai đến trước ngồi bán trước, ai đến sau ngồi bán sau. Ai bán hết hàng về trước, đến 11 giờ thì tan chợ. Người còn hàng thì gánh vào các xóm ấp bán.

Trung bình mỗi ngày, những người buôn bán phải gánh gánh hàng nặng đi 7-8 cây số từ dưới chân lên gần đỉnh núi họp chợ. Tới nơi, ai cũng ướt đẫm mồ hôi. Nhiều bữa gặp mưa, đường trơn họ phải nhấc từng bước một để khỏi bị trợt té. Trời nắng thì ngột ngạt muốn đứt hơi, nhưng không ai dám ngồi nghỉ vì phải bán cho kịp buổi chợ, trưa quá chợ tan chẳng còn ai mua hàng. Chị Néang Thon mới 40 tuổi mà tóc đã bạc, gương mặt hốc hác trông như người 60 tuổi. "Nhà mình ở dưới chân núi, từ 4 giờ sáng đã phải gánh củ quả ra đây nhóm chợ. Đã 4 năm nay ngày nào mình cũng phải gánh như thế, gánh mãi 2 vai chai hết trơn. Chồng bệnh rồi mất, mình nuôi 3 đứa con còn tuổi ăn, tuổi học. Ở đây đi học vất vả lắm. Mình ráng đi bán mỗi ngày kiếm 40- 50 ngàn đồng lo cho chúng", chị Néang Thon nói.
Ghé lại gánh rau rừng, em Thạch Thị Phi (16 tuổi), hai tay đầy vết xước. Từ ngày mẹ mất, chiều nào Phi cũng phải vào rừng hái rau để sáng mang ra chợ bán kiếm tiền cùng ba nuôi 2 em đi học. "Hái rau rừng cực lắm. Những loại rau bà con ưa thích đều phải leo lên cây lấy câu liêm giựt xuống nên ngày nào cũng bị gai đâm. Còn mang rau ra chợ bán thì khi nào gặp dịp lễ hội mới hết sớm, ngày thường ít khách tham quan, bán chậm lắm".
Bạn,
Báo Thanh Niên mô tả rằng khi nhìn đoạn đường họ đến đây để họp chợ với đôi gánh nặng, mồ hôi nhễ nhại mới thấy sức lao động của những người phụ nữ vùng cao bền bĩ, dẻo dai không thua kém gì nam giới. Vậy mà, món hàng bán ra như khoai, sắn có lúc không đến 3 ngàn đồng/kg, còn rau rừng thì chỉ bán được 8 ngàn đồng/kg mà thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.