Hôm nay,  

Dân Mất Đất Vì Thủy Điện

03/01/201200:00:00(Xem: 4423)

Dân Mất Đất Vì Thủy Điện

Bạn,

Theo báo Sài Gòn, tại miền Trung, hệ thống thủy điện ở tỉnh Phú Yên đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái và đời sống dân sinh. Tỉnh này có 3 công trình thủy điện là Krông H' Năng, sông Ba Hạ và sông Hinh. Điều đáng nói là để xây dựng hồ thủy điện, đã có hàng ngàn hecta đất nông nghiệp của người dân bị giải tỏa. Báo Người Lao Động ghi nhận thực trạng này qua bản tin như sau.

Thủy điện sông Hinh hoạt động hơn 10 năm nay nhưng vẫn không thể giải quyết định canh cho người dân các xã EaTrol, Sông Hinh, Đức Bình Đông do bị mất gần 1,000 hécta đất sản xuất. Khu tái định cư buôn Mùi, xã EaTrol phải di dời 198 gia đình, nhưng có đến 31 gia đình không còn đất canh tác.. Để xây dựng thủy điện sông Ba Hạ (huyện Sơn Hòa), ít nhất trên 3,000 hécta đất sản xuất của hai tỉnh Phú Yên, Gia Lai bị giải tỏa trắng.Tuy nhiên, theo ông Đặng Văn Tuần, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện sông Ba Hạ, việc mất đất sản xuất của người dân không thể đổ lỗi cho công ty. "Khi quy hoạch xây dựng thủy điện, thiết kế đã nêu rõ sẽ có bao nhiêu diện tích bị ngập và địa phương đã đồng ý cho xây dựng" - ông Tuần nói.

Ngoài ra, hàng chục ngàn dân sống ở vùng hạ lưu cũng lâm vào cảnh khó khăn, do thủy điện xả lũ vào mùa lụt, khô kiệt nước sản xuất, sinh hoạt vào mùa nắng. "Khi xây dựng, thủy điện đã vẽ lên một bức tranh tuyệt vời, nhưng giờ trở thành... xám xịt. Càng có nhiều công trình thủy điện thì tình trạng khô hạn vùng hạ lưu càng trở nên nghiêm trọng", Phó Chi cục Thủy lợi tỉnh Phú Yên Đặng Thì Lành, khẳng định như thế.

Sau khi các nhà máy thủy điện chặn dòng, nhiều đoạn trên hai con sông Hinh, sông Ba đã "chết" do các nhà máy không "trả nước" đúng quy định. Ông Chế Bá Hùng, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên, nói: "Đối với các nhà máy thủy điện, giữ nước là... giữ tiền, xả nước là... mất tiền, nên họ không tuân thủ quy định". Trong khi đó, ông Đặng Văn Tuần thừa nhận chỉ trả nước về sông những khi cần thiết.

Thực tế cho thấy dọc sông Ba ở hạ lưu chỉ trừ những ngày lũ, còn lại trơ ra nhiều bãi cát mênh mông, thảm thực vật hai bên dòng sông cũng không còn xanh tốt như trước đây.

Bạn,

Cũng theo báo NLĐ, nguy cơ sa mạc hóa càng được... "đẩy nhanh tiến độ" khi một diện tích lớn rừng bị mất, trong khi việc trồng lại rừng theo quy định không được các chủ đầu tư nhà máy thủy điện quan tâm. Để xây dựng 3 nhà máy thủy điện, đã có khoảng 3.600 ha rừng bị mất, trong đó có nhiều diện tích rừng đầu nguồn, đặc dụng.

Ý kiến bạn đọc
03/01/201221:06:42
Khách
Đây là chuyện thảm thuơng vẫn đè nặng lên đầu, lên cổ của mấy muơi triệu dân nước Việt..! Dù có nhiệt tình muốn chăm lo, xây dựng đời sống cho Quê Huơng mình cao đến đâu mà không có đủ phuơng tiện, kiến thức và co hội "HÀNH ĐỘNG, NGĂN CHẬN" những chuyện sai trái, gây tai vạ cho mọi người vẫn lặp đi lặp lại hằng ngày thì cũng chỉ là những câu chuyện đầu môi hay trên trang báo..!
Bằng ý thức quyết liệt hơn mới là sự chờ đợi của "hồn thiêng sông núi", chỉ có con đường nầy, con đường xả thân không cầu báo mới là mục đích tối thượng khi nghĩ đến sinh mệnh lịch sử và chính trị của QUỐC GIA & DÂN TỘC.
Trước những biến cố gặp phải hằng ngày ở quê nhà, vgcs đã chỉ dùng những từ ngữ cao vời đối với người dân vùng quê, vùng sâu như "quyết nghị, như quy hoạch, như chính sách v..v" là đã bóp nghẹt cổ họng của người dân chưa có đủ kiến thức chuyên khoa để phân tích, thử hỏi từ nơi mỗi địa phuơng cư trú như cấp Tỉnh, cấp Quận, Huyện, hay thấp hơn nữa là thôn xã, không lẽ nào không có được một vài nhân thân khác có khả năng sàng lọc theo kinh nghiệm sống để thấy chuyện lợi hoặc hại nếu khi đã hình thành công trình thiếu ước lượng an toàn cho cả một địa phuơng như thế .???


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.