Hôm nay,  

Hạt Lúa Sau Mùa Lũ

22/11/201100:00:00(Xem: 3318)

Hạt Lúa Sau Mùa Lũ

Bạn,

Mùa lụt miền Trung đã đi qua, tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, lũ đủ cuốn đi bao sản vật mà người làm nông đã đổ mồ hôi mấy tháng trời để có được. Họ không còn khóc nữa, vì những mồ hôi, nước mắt đã đổ xuống nhiều rồi, từ hơn nữa tháng trước, khi nước lũ bắt đầu tràn về đồng, nhà nhà, người người chạy đua với lũ để đem lúa về nhà. Lúa về nhà ngậm bao đắng cay, chưa ráo nước thì đón một cơn lụt mới, lúa thèm nắng, đợi nắng mãi đến lúc phải lên mộng, nảy mầm. Báo Thanh Niên ghi nhận thực trạng này qua đoạn ký sự như sau.

Hình như chẳng hạt lúa nào có thể hóa kiếp thành gạo nuôi người sau mùa lũ ở quê của phóng viên. Bỏ qua những thứ cần phải dọn dẹp, sửa sang sau cơn lũ, người ta ngồi bòn mót, dần sàng để tìm hạt lúa có thể ăn. Dưới ánh nắng nhẹ của một ngày sau cơn lũ, một bà mẹ ngồi nhặt lúa lên mộng. Ba cái thúng nhỏ nằm giữa bề bộn lúa ướt. Cái thúng đầu tiên là dành cho lũ trẻ nhoi nhóc năm bảy đứa và hai vợ chồng; cái thúng ở giữa dành cho gà vịt lợn; cái thúng sau cùng dành làm phân bón. Từ ba cái thúng này có ba đống lúa tương ứng với các loại lúa đã phân ra. Nhìn qua, cái đống lúa dành làm phân bón cho cây cao nghi ngút, nó đối lập với cái đống lúa sau vài ngày nữa sẽ thành gạo, giúp lũ trẻ sống lay lắt chừng nào hay chừng đó cho đến mùa vụ mới.

Về quê lúc này đường làng đầy mạ non. Mùi hôi thối, ẩm mốc hệ quả từ hạt lúa không được phơi nắng cùng với mùi thối rữa của những đống lúa nảy mầm cứ vây bủa. Trên loa phát thanh của thôn có thông báo về an toàn vệ sinh sau lũ lụt, trong đó nhấn mạnh đề nghị người dânkhông nên đổ lúa mộng bừa bãi, ô nhiễm môi trường. Cứ tính mà xem, riêng cái thôn làm nông 100% như ở quê phóng viên, với số lúa ướt, nảy mầm, đang thối rữa mà nhà ai cũng có như thế này thì cả thôn sẽ trở thành một nhà máy sản xuất phân bón, với chất nền của phân là lúa. Lúc đó, mùi hôi, mức ô nhiễm sẽ trở thành vấn nạn chẳng riêng gì của thôn.

Huyện Vĩnh Linh, sau trận lụt vừa rồi do gặt muộn đã có đến 2 ngàn tấn lúa lên mộng, 500 tấn lúa đã bị thối rữa. Khi trời yên biển lặng, số lúa này sẽ được quy ra tiền. Nó sẽ là chẳng là gì so với những dự án khổng lồ nhưng lại là số tiền lớn đối với một huyện thuần nông của tỉnh nghèo. Với số tiền này, nhà nông đêm đêm khỏi gác tay lên trán để nghĩ ngợi "ngày mai mượn gạo ai, vay tiền ai để trang trải áo cơm cho lũ trẻ".

Bạn,

Cũng theo báo Thanh Niên, nếu không có những cơn thịnh nộ của đất trời, một trong những số lúa này sẽ trở thành giống của vụ tới. Đám mạ đang lên ở mép sân, ngoài vườn sẽ trở thành cây mạ, cây lúa - niềm tin của nhà nông ở trên đồng. Nhưng không, lúa về nhà mà chẳng được ăn. Đó là một nỗi khổ lớn, một mất mát lớn của người quanh năm chân lấm tay bùn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.