Hôm nay,  

Chợ Bán Hàng ‘Đạo Chích’

15/10/201100:00:00(Xem: 4972)
Chợ Bán Hàng ‘Đạo Chích’

Bạn,
Theo báo, hiện nay tại thành phố Sài Gòn, khá nhiều chợ chuyên bán hàng từ nguồn ăn cắp có "truyền thống" lâu năm. Ngoài chợ giày dép, còn chợ xe đạp và phụ tùng ở cầu Sắt (quận Bình Thạnh), xe máy ăn cắp rã phụ tùng bán ở chợ Tân Thành (quận 5); cần gạt nước, logo,chụp đèn, kính chiếu hậu xe hơi... gỡ trộm bán ở chợ Dân Sinh, đường Nguyễn Văn Cừ - An Dương Vương; đồ gia dụng linh tinh ở đường Hùng Vương... Hàng ăn cắp bán khá chạy với lý do "hàng xịn, giá rẻ". Tâm lý ham rẻ của người mua nuôi sống những khu chợ này và cả những người chọn nghề "đạo chích". Báo Tuổi Trẻ ghi nhận thực trạng này qua bản tin như sau.
Tại 1 khu chợ, 1 người thanh niên ròm ròm dừng xe, gạt chống, xách bao xác rắn đi nhanh vào tiệm. "Nhiêu"" - ông chủ tiệm mở ra xem rất nhanh rồi hất hàm. "Ba xị (ba trăm ngàn) Bữa nay hàng cứng không à". "Hai rưỡi thôi, mày lộn xộn". Thế là xong. Chủ tiệm hút hết điếu thuốc, quay vào trong nhà mở bao, lấy hai đôi đẹp nhất, còn khá mới rồi phủi bụi, lau qua xếp lên kệ. Số còn lại để đó chờ "mông má" lại. Hai người khách chừng ba mươi bước vào, ngó quanh, chỉ lên đôi giày vừa yên vị, ngồi xuống thử: "Đôi này bao nhiêu"". "Hiệu lạc đà, hàng xịn xách tay đó, mới xỏ chân hai lần. Sáu trăm thôi". "Năm trăm"". "Thêm năm chục đi. Hàng ngon mà". Giá cuối cùng là năm trăm hai chục ngàn. Hai người khách có vẻ hài lòng vì mua được hàng rẻ. Họ không hề biết năm phút trước đó cả mớ giày hàng chục đôi được mua "xa cạ", tổng cộng chưa bằng... một chiếc giày họ vừa trả tiền!

Đó là chuyện cơm bữa ở tiệm bán giày của chủ tiệm tên Phong trên đường Lê Thị Hồng Gấm (quận 1,TP.SG). Tùy ngày, khi ít khi nhiều, Phong thu vào vài ba chục đến năm bảy chục đôi. Nguồn giày là từ đám chuyên "hốt" của người đi lễ chùa, hoặc giày lẻ móc từ các nhà mở cửa hớ hênh. Trên đoạn đường này chừng 200m có vài chục tiệm như thế. Ngoài giày từ nguồn ăn cắp, các tiệm bán lẫn với giày mới, nhập từ Trung Quốc, hoặc giày thể thao xuất khẩu. Giày "chôm" bán ở đường Lê Thị Hồng Gấm có chất lượng nhỉnh hơn so với chợ giày "chôm" ở đường Âu Cơ (quận Tân Bình) hay đường Trần Quang Khải (quận 1). Ngoài giày dép, khu Lê Thị Hồng Gấm còn bán ví, thắt lưng, đồ da linh tinh, lại có cả đồng hồ. Giá trong các tiệm này cũng đắt hơn so với các "sạp nilông" trên lề đường Phó Đức Chính gần đó. Lý do là chi phí mặt bằng cao và "đảm bảo uy tín" hơn. Giày được dân chôm chỉa bán theo mớ. Đôi nào hư đế, sứt chỉ hoặc sờn rách sẽ được tân trang làm đế mới, khâu lại, đánh xi tươm tất ở xưởng bên quận 4. Mỗi tiệm đều có "mối" cung cấp riêng để không xảy ra chồng chéo, lộn xộn.
Bạn,
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, khách chọn giày ở khu này đa số đều biết đó là "hàng chôm" nên mới có giá hời nhưng cũng có người không biết. Nhiều người đổi giày luôn tại tiệm: mua đôi mới, bán lại đôi cũ được đồng nào đỡ đồng ấy. Và sau khi tân trang, giày của họ lại lên kệ để bán cho người khác với giá gấp đôi, gấp ba.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.