Hôm nay,  

HỌC PHÍ ÐẠI HỌC TƯ

9/27/201100:00:00(View: 3234)
HỌC PHÍ ÐẠI HỌC TƯ
Bạn
Theo báo Sài Gòn, tại VN, so với năm 2010, học phí năm 2011 đối với tân sinh viên các trường đại học ngoài công lập tăng đến chóng mặt. Nhiều trường, học phí tăng 11 - 14.5 triệu đồng/năm (tăng 550-đến hơn 700 Mỹ kim) so với mức học phí năm 2010 có biên độ từ 40 triệu đến 100 triệu đồng ( 2,000-5,000 Mỹ kim/năm), tùy theo trường. Và đây là trở ngại khiến nhiều thí sinh không dám ghi tên xin xét tuyển vào các trường ngoài công lập, thậm chí có thí sinh trúng tuyển bỏ học. Báo SGGP ghi nhận thực trạng này tại TPSG qua bản tin như sau.
Chưa có năm học nào mà mức học phí của các trường đại học (ÐH) ngoài công lập lại tăng đến chóng mặt như năm học 2011-2012. Gần như tất cả các trường từ đại học, cao đẳng, đến trung cấp đều đồng loạt tăng học phí. Ở hệ ÐH, các trường ÐH Hoa Sen, ÐH Kinh tế - Tài chính, ÐH Quốc tế Sài Gòn phá kỷ lục khi tăng học phí 11 - 14 triệu đồng so với năm 2010. Theo thông tin công khai trong cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh Ðại học-Cao đẳngnăm 2011, Trường ÐH Kinh tế - Tài chính TPSG từ mức học phí 55 triệu đồng/năm tăng lên thành 69 triệu đồng/năm, chưa kể học phí tiếng Anh. Như vậy, học phí trường này đã tăng 14 triệu đồng so với năm 2010. Trong khi đó, Trường ÐH Quốc tế Sài Gòn, được gắn mác quốc tế có mức tăng kỷ lục nhất. Theo đó, học phí của trường này chia làm hai loại: Chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt thu học phí 41.8 - 48 triệu đồng/năm (tăng 4.8 - 6.55 triệu đồng so với năm 2010); chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh thu 108 - 119 triệu đồng/năm (tăng 11.8 - 14.5 triệu đồng so với năm 2010). Trường đã xác lập kỷ lục khi tăng học phí năm sau cao hơn năm trước đến 14.5 triệu đồng.

Nằm trong nhóm những trường tăng học phí đột biến còn có Trường ÐH Hoa Sen. Cụ thể, học phí năm 2010 của trường này đưa ra là 19 - 22.5 triệu đồng/năm. Sang năm 2011, học phí của trường đã tăng lên thành 30 - 33 triệu đồng/năm. Nhóm những trường có mức tăng 2 - 4 triệu đồng so với năm 2010 có Trường ÐH Hùng Vương TPSG, Trường ÐH Ngoại ngữ - Tin học TPSG, Trường ÐH Văn Hiến... Trường ÐH Văn Lang lâu nay vẫn được xem là trường có mức học phí ổn định so với các trường ngoài công lập tại TPSG nhưng năm nay, ngành học cao nhất cũng tăng 2 triệu đồng so với năm 2010. Ở nhóm trường CÐ, nhiều trường cũng đồng loạt tăng học phí trong năm học 2011-2012.
Bạn,
Cũng theo báo SGGP, ngoài khoản học phí trên, tân sinh viên các trường ngoài công lập phải gánh thêm các khoản phí khác như tiền tài liệu, giáo trình, tiền đồng phục, tiền thang máy... Với mức học phí "khủng" nói trên, nhiều tân sinh viên trúng tuyển đã ngậm ngùi bỏ học.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Có phải ngoại ngữ là khó nhất trong các môn học? Có lẽ như thế. Nhưng đối với nhiều người, Toán hay Lý Hóa mới khó nhất, hay Sử hay Địa mới khó nhất… Vấn đề là cần môi trường thuận tiện. Thí dụ, nếu truyền hình CNN kênh tiếng Anh hằng ngày phát hình tại Việt Nam, có lẽ nhiều học sinh sẽ giỏi tiếng Anh hơn từ ngày thơ ấu. Không có môi trường thuận lợi để học ngoại ngữ, sẽ học gian nan hơn.
Môi trường là chuyện nhức nhối tại Việt Nam.
Vậy là kiều hối chảy vào nước ào ạt… bất kể qua kênh chính thức hay bán chính thức, hay không chính thức. Kiểm toán cho đúng cũng khó, chỉ có cách suy đoán rằng phước đức của chế độ vẫn còn vững vàng, ít nhất là về mặt thu hút kiều hối. Chỉ có cách suy nghĩ kiểu tâm linh mới giải thích được, có lẽ.
Vậy là trật đường rầy, câu chuyện tưởng như chỉ có trong truyện thần thoại của thế kỷ 19 hay thế kỷ 20. Đúng là trật đường rầy xe lửa.
Có phải đào tạo 9.000 Tiến Sĩ sắp tới chỉ là một cách để các quan chức củng cố cho chế độ vững vàng thêm vài thập niên? Có phải tất cả con cháu của mấy trăm ủy viên Bộ Chính Trị sẽ được cầm tiền chính phủ để đi học Tiến sĩ, Thạc sĩ theo đề án mới, và rồi một số sẽ kết hôn với Việt kiều để ở lại nằm vùng, phần còn lại sẽ về VN thay ba mẹ để cai trị VN thêm vài thập niên nữa?
Đàn ông có giá bao nhiêu? Bạn thử suy đoán xem? Một ngàn đô la hay một triệu đôla? Tất nhiên là tùy… vì không phải ai cũng có giá như ai. Vì như cuộc đời của Albert Einstein vĩ đại hơn biết bao nhiêu người đời thương như mình.
Sinh viên là người đi học bậc cao đẳng hay bậc đại học… Trong lịch sử nhân loại, sinh viên thường là thế hệ đi đầu của những cuộc cách mạng. Gần như bất cứ biến động nào trong lịch sử cũng nhìn thấy bóng dáng của sinh viên.
Vậy là lại ngộ độc. Cũng ở trường mầm non. Có vẻ như các trường mầm non không bận tâm về chuyện nhà bếp? Hay phải chăng, có gì mờ ám trong việc đi chợ cho trường mầm non?
Nhạc bolero có phải là bước thụt lùi? Hỏi như thế, có công bằng không, trong khi các loại nhạc thường gọi là “nhạc sang” chủ yếu là nhạc cũ từ hơn nửa thế kỷ qua? Tính vê thời gian, nhạc nào thụt lùi hơn? Nhưng dân Miền Nam ưa nhạc bolero chủ yếu là cảm xúc hoài niệm vê cái gì rất mực VNCH... Và chẳng nguy hiểm gì cả.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.